Không chốt sổ bảo hiểm xã hội: Lao động nên làm gì với công ty cũ

Việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội đôi khi vẫn xảy ra ở một số doanh nghiệp. Nếu trong trường hợp này người lao động nên làm gì? 

Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về ai

Theo luật bảo hiểm xã hội 2014 tại khoản 5 điều 21, người sử dụng lao động cần phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Cùng với đó là xác nhận thời gian đóng bảo hiểm khi lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

Không chốt sổ bảo hiểm xã hội: Lao động nên làm gì với công ty cũ - Ảnh 1
Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về ai

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định rằng khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Từ năm 2021, khi Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực, quy định này vẫn được tiếp tục thực hiện.

Có thể thấy, việc chốt sổ BHXH dành cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Tham gia BHXH tự nguyện: Mức đóng, phương thức tham gia NLĐ cần biết

Cách xử lý khi doanh nghiệp không chốt sổ BHXH

Khi người lao động thôi việc, nhiều doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Nếu gặp tình trạng này, người lao động có thể giải quyết bằng các cách sau:

Khiếu nại với cơ quan chức năng về BHXH

Theo quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, nếu thấy có căn cứ cho rằng các tổ chức; doanh nghiệp đang có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Việc khiếu nại về BHXH được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 15, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động thuộc về người sử dụng lao động. Thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với các vụ việc thông thường (trường hợp đặc biệt lên đến 60 ngày).

Nếu quá thời hạn nêu trên mà khiếu nại không được cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giải quyết hoặc lao động không đồng ý với quyết định của cơ quan chức năng thì có thể khiếu nại lần 02 tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Trong đó,thời hạn giải quyết khiếu nại lần 02 đối với các vụ việc thông thường là 45 ngày kể từ ngày thụ lý (trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 90 ngày).

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn trên hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).

Vì vậy, nếu các công ty cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể gửi khiếu nại tới các cơ quan có liên quan để được giải quyết.

Không chốt sổ bảo hiểm xã hội: Lao động nên làm gì với công ty cũ - Ảnh 2
Lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm

Khởi kiện tại Tòa án dân sự

Nếu sau quá trình khiếu nại mà doanh nghiệp vẫn cố tình không đóng. Người lao động có thể khởi kiện doanh nghiệp cũ theo quy trình tố tụng dân sự.

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018 quy định có 3 trường hợp người lao động được quyền khởi kiện tại tòa án dân sự gồm:

  • Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
  • căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

Do đó, người lao động khi có một trong các căn cứ trên có thể trực tiếp khởi kiện tại Toà án yêu cầu giải quyết việc doanh nghiệp không chịu chốt sổ BHXH.

Theo quy định của luật lao động, các tranh chấp cá nhân đều cần phải tiến hành hòa giải trước khi quyết định đưa ra tòa án giải quyết. Tuy nhiên, theo điểm d khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012, tranh chấp về bảo hiểm xã hội lại là một trong những trường hợp không bắt buộc phải hòa giải.

Vì vậy, người lao động trong trường hợp này cũng có thể chọn giải quyết theo thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Nếu không hòa giải được thì sau đó có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm: Giải quyết chế độ thai sản cho lao động khi công ty nợ BHXH

Ngoài ra, theo bộ luật lao động 2019, lao động có thể nhờ đến hội đồng trọng tài lao động trước khi đưa vấn đề ra tòa án. Việc giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm sẽ không được tiến hành đồng thời với yêu cầu khởi kiện nếu lao động nhờ tới hội đồng trọng tài trước.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.