[Giải đáp] Văn bằng 2 là gì? Những lợi ích khi theo học văn bằng 2
Văn bằng 2 là khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong các trường đại học và cơ sở đào tạo giáo dục. Vậy văn bằng 2 là gì? Những lợi ích khi học thêm văn 2 là gì? Hãy theo dõi bài viết này để biết rõ chi tiết nhé!
Khái niệm văn bằng 2
Văn bằng 2 là gì?
Có thể một cách đơn giản văn bằng 2 là văn bằng đại học hoặc cao đẳng thứ hai dành cho các đối tượng đã có út nhất 1 tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Việc có trong tay 1 tấm bằng tốt nghiệp là điều kiện để các bạn có thể đăng ký học thêm chương trình đào tạo mới. Đây là một hình thức đào tạo dành cho những người có nhu cầu muốn có thêm một tấm bằng tốt nghiệp lĩnh vực khác.
Việc lựa chọn học thêm văn bằng 2 của nhiều người hiện nay là dựa trên nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp hay nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Việc có trong tay nhiều văn bằng thuộc các lĩnh vực khác nhau là minh chứng cho việc bạn là một người có trình độ chuyên môn đa dạng. Điều này giúp ích nhiều khi bạn muốn chuyển việc hay làm việc ở vị trí công việc khác.
XEM THÊM: Học phần là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề học phần
Phân loại những đối tượng đủ điều kiện học văn bằng 2
Thông thường những đối tượng đủ điều kiện để có thể tiếp tục học văn bằng 2 được chia thành 2 dạng: đối tượng được miễn thi và đối tượng không được miễn thi. Vậy điều kiện để phân loại những đối tượng này sẽ ra sao?
Những đối tượng được miễn thi văn bằng 2
Hiện nay, theo quy chế được quy định thì những người thuộc đối tượng miễn thi sẽ cần đủ các điều kiện sau:
- Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, đăng ký học chuyên ngành mới tại chính trường đại học/ cao đẳng mình tốt nghiệp.
- Đối tượng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành đào tạo nhóm khoa học tự nhiên đăng ký học chuyên ngành công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ không chính quy.
- Những đối tượng tốt nghiệp đại học chính quy những nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật đăng ký chuyên ngành mới không chính quy thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, kinh tế.
Tuy nhiên, nếu số lượng những người dự tuyển vượt số lượng dự kiến tuyển sinh thì nhà trường sẽ có những phương án giải quyết khác. Thông thường các cơ sở đào tạo sẽ tự có những kế hoạch tổ chức thi tuyển để lựa chọn ra những thí sinh đủ điều kiện nhất.
Tham khảo – Cao học là gì? Bạn nhận được gì khi cầm tấm bằng thạc sĩ trong tay
Những đối tượng thí sinh không được miễn thi
Với những đối tượng thí sinh không được miễn thi thì họ buộc phải tham dự kỳ thi tuyển do cơ sở đào tạo tổ chức. Những môn thi sẽ đều liên quan đến phần kiến thức đại cương thuộc chuyên ngành bạn lựa chọn dự tuyển. Người đưa ra những quy định về các bộ môn thi tuyển sẽ là Hiệu trưởng của cơ sở đào tạo bạn lực chọn học.
Những chuyên ngành học có tính chất đặc thù như sư phạm, an ninh quốc phòng, nghệ thuật. Hiệu trưởng nơi đào tạo sẽ đưa ra những quy định về điều kiện đối với thí sinh dự thi văn bằng 2. Những người thực sự đủ điều kiện mới có thể tiếp tục tham gia thi tuyển và các hình thức thi sẽ do nhà trường quyết định.
Một số lợi ích của việc học văn bằng 2
Việc học thêm văn bằng 2 đều xuất phát từ nhu cầu việc làm của những người học. Hiện nay, số lượng người học văn bằng 2 rất nhiều. Để tạo điều kiện cho người học, nhiều cơ sở giáo dục để cố gắng thu gọn thời lượng hệ đào tạo so với chính quy. Điều này giúp người học tiết kiệm được thời gian cũng như các loại chi phí học tập.
Mặc dù rút ngắn lại thời lượng đào tạo, nhưng những kiến thức giảng dạy vẫn đầy đủ, đáp ứng nhu cầu lĩnh hội kiến thức của người học. Bên cạnh đó, việc học văn bằng 2 còn đem lại những nguồn lợi ích sau cho người học như:
Có thể sử dụng văn bằng 2 để dự tuyển công chức
Theo Luật công chức Việt Nam 2008 thì những thí sinh có văn bằng 2 vẫn có thể dự thi tuyển công chức bình thường. Chỉ cần bạn là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 18 trở lên, đủ điều kiện dự tuyển công chức theo yêu cầu là được. Việc văn bằng 2 của bạn liên quan đến nghề nghiệp mà bạn dự thi công chức cũng sẽ không ảnh hưởng.
► TÌM HIỂU NGAY: Các kỹ năng nghề nghiệp để bạn có sự tự tin khi đi xin việc.
Mở mang tri thức và cơ hội việc làm
Chắc chắn khi bạn học thêm một lĩnh vực mới, chuyên ngành mới chính là cơ hội để học tiếp thu được những kiến thức mới. Bạn sẽ được truyền dạy những kiến thức thuộc lĩnh vực mà mình lựa chọn, giúp nâng cao sự hiểu biết và năng lực chuyên môn. Đồng thời bạn cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn khi có nhiều kiến thức ở nhiều những lĩnh vực mới mẻ hơn.
Theo đuổi niềm đam mê đích thực
Nhiều người lựa chọn học văn bằng 2 là để theo đuổi đúng niềm đam mê đích thực của chính mình. Bởi lẽ, nhiều khi nguyện vọng về ngành nghề ban đầu của nhiều người họ không có quyền quyết định mà đi theo định hướng của gia đình. Bởi vậy, khi nhận ra mình thích một chuyên ngành khác, họ có thể lựa chọn học văn bằng 2.
Khi có 2 tấm bằng tốt nghiệp trong tay họ sẽ có thể vừa làm những công việc mà mình yêu thích. Bên cạnh đó họ cũng có thể vẫn làm những công việc theo nguyện vọng của gia đình, Việc có 2 văn bằng trong tay giúp họ tăng cơ hội việc làm cho chính bản thân mình.
Tìm hiểu thêm – Tham khảo mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp gây ấn tượng
Những chuyên ngành thường được lựa chọn học văn bằng 2
Hiện nay, nhu cầu học văn bằng 2 của một số chuyên ngành có số lượng người đăng ký rất đông như: sư phạm, kinh tế, công nghệ thông tin, Marketing… Nhu cầu theo học lớn như vậy đều bắt nguồn từ nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực từ thị trường việc làm lớn. Đó đều là những lĩnh vực ngành nghề đang thiếu nhân sự.
Từ đó, có thể thấy được rằng nhiều người lựa chọn học thêm văn bằng 2 là để có thể tìm kiếm cho chính mình một công việc ổn định. Có rất nhiều cách để chuyển đổi công việc khác nhau, nhưng nếu bạn có chuyên môn, được đào tạo bài bản thì bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt hơn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về văn bằng 2 là gì? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc có được những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm, hãy truy cập ngay: Timviec.com.vn nhé!