Doanh thu là gì? Tìm hiểu về doanh thu thuần và doanh thu ròng
Doanh thu hiểu đơn giản là các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn doanh thu là gì nhé!
Định nghĩa doanh thu
Doanh thu (revenue) theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu. Giải thích đơn giản và dễ hiểu hơn thì doanh thu chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính, hoạt động nội bộ hay việc kinh doanh, bán hàng…
Các loại doanh thu trong doanh nghiệp
Cụ thể, doanh nghiệp thường thu về các loại doanh thu sau:
Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ
Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ là khoản tiền sẽ thu được từ việc bán các loại hàng hóa (gồm cả khoản thu chính và các khoản phụ thu nếu có)
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm tiền từ những nguồn sau
- Tiền lãi (đầu tư trái phiếu, trả góp, lãi tiền gửi, lãi cho vay…)
- Tiền chênh lệch lãi từ việc bán ngoại tệ hoặc chuyển nhượng vốn
- Tiền giao dịch trên sàn chứng khoán
- Tiền thu nhập từ việc cho thuê tài sản
- Tiền cho thuê/chuyển nhượng các loại cơ sở hạ tầng
Doanh thu bất thường
Doanh thu bất thường là lợi nhuận thu được từ các hoạt động không diễn ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, thanh lý tài sản, có các khoản phải trả nhưng vì lý do nào đó mà không cần phải trả…
Doanh thu từ các nguồn khác
Là tiền nhận được từ một số các hoạt động khác của doanh nghiệp
Công thức tính doanh thu trong doanh nghiệp
Doanh thu thường được tính bằng công thức sau:
Tổng doanh thu = Giá bán * (Số lượng hàng hóa, dịch vụ bán được + Các khoản phụ thu) |
Ý nghĩa của doanh thu
- Dù doanh thu nhiều hay ít thì nó đều phản ánh rõ nét quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp
- Doanh thu là sự bù đắp cần có cho doanh nghiệp sau khi họ đã bỏ ra các loại chi phí cho việc sản xuất hàng hóa và nộp các loại tiền thuế cho Nhà nước
- Thời điểm doanh nghiệp nhận về doanh thu thì đó là dấu hiệu báo rằng đã kết thúc giao đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng là tổng số tiền doanh nghiệp thu được/sẽ thu được từ các hoạt động như: bán hàng, sản phẩm, cung cấp các loại dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu bán hàng sẽ bao gồm cả doanh thu bán hàng nội bộ và doanh thu bán hàng ra bên ngoài.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi và chỉ khi thoả mãn cùng lúc cả 5 điều kiện dưới đây:
- Doanh nghiệp đã/sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Họ xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa/sản phẩm cho người mua
- Họ không còn nắm quyền quản lý hàng hoá với tư cách người sở hữu hay kiểm soát hàng hoá nữa
- Doanh thu của doanh nghiệp đã được xác định tương đối chắc chắn
Doanh thu thuần và doanh thu ròng là gì?
Sau khi bạn đã hiểu rõ về khái niệm doanh thu là gì, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về 2 loại doanh thu mà doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến là doanh thu thuần và doanh thu ròng.
Khái niệm doanh thu thuần
Doanh thu thuần chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Doanh Thu Thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí liên quan đến thuế như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu… Doanh thu thuần là cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính họ đồng thời giúp doanh nghiệp tính chính xác lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế để xác định lãi, lỗ ra sao.
Công thức tính doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – (Giảm giá hàng bán + Chiết khấu hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu) |
Doanh thu ròng là gì?
Doanh thu ròng được giải nghĩa là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các nguồn liên quan tới thu nhập và các loại chi phí liên quan đến hoạt động khác như: thuế, thanh toán thay thuế, trích lập khấu hao, hoạt động bảo trì…
Doanh thu ròng được tính bằng công thức:
Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất và thuế |
Các khái niệm liên quan khác
Bên cạnh định nghĩa doanh thu là gì, bạn cũng cần có một sự hiểu biết nhất định đối với những khái niệm khác liên quan đến doanh thu như tổng doanh thu là gì, doanh số là gì…
Tổng doanh thu là gì?
Tổng doanh thu (trong tiếng Anh nó được gọi là “total revenue”) là tổng số tiền doanh nghiệp thu được nhờ hoạt động bán hàng.
Công thức tính tổng doanh thu:
Tổng doanh thu = Mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa * Khối lượng hàng hóa được tiêu thụ |
Doanh số là gì?
Doanh số (trong tiếng Anh gọi là “sale”) được định nghĩa là số lượng sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể như: 1 tháng, 1 quý, 1 năm… Nó có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng lại không thuộc doanh thu.
Công thức tính doanh số bán hàng:
Doanh số = Đơn giá bán * Sản lượng |
Lợi nhuận trước thuế – lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế (trong tiếng Anh gọi là “Earnings Before Tax”, viết tắt là EBT) là lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ số tiền đầu tư để kinh doanh nhưng chưa tiến hành trừ lãi và thuế thu nhập.
Lợi nhuận trước thuế thường được tính theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu có được – tổng chi phí phát sinh – tổng chi phí cố định |
Hoặc bạn cũng có thể tính theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận sinh ra trong quá trình hoạt động tài chính + Lợi nhuận phát sinh bất thường |
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng (hoặc lãi ròng). Nó là kết quả cuối cùng sau khi lấy doanh thu của doanh nghiệp trừ đi tất cả những chi phí phát sinh và tiền thuế đã nộp. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng hợp các số liệu, làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp… vào thời điểm kết thúc một năm kinh doanh. Phần lợi nhuận mà họ thu được sau khi thực hiện xong toàn bộ quá trình đó chính là lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – ( 30% tiền đầu tư hoạt động + 10% thuế VAT) – 20% tiền thuế TNDN |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bên cạnh khái niệm lợi nhuận sau thuế, chúng ta cũng cần tìm hiểu một chút về khái niệm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là loại lợi nhuận sau thuế chưa được sử dụng vào bất cứ mục đích gì, vẫn được giữ nguyên vẹn.
Thông thường sau khi hoàn tất quá trình quyết toán tài chính, các doanh nghiệp sẽ nắm được mức lợi nhuận trong vòng một năm vừa qua của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ dựa vào các số liệu và báo cáo để tiến hành chia lợi nhuận sao cho thích hợp nhất.
Một số công ty sẽ lập ra quỹ kinh doanh dự phòng để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh năm tới hoặc sẽ trích ra một khoản để khen thưởng, chia cổ tức, lập quỹ phúc lợi, quỹ hỗ trợ tài chính… Nếu một đơn vị nào đó không chia % cổ tức cho cổ đông thì số tiền này sẽ được cộng đồng lại cho những năm tiếp theo. Đây chính là phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp
Trên đây là bài viết của Newstimviec về doanh thu và các khái niệm liên quan. Bạn chắc hẳn đã hiểu được doanh thu là gì; khái niệm doanh thu thuần – doanh thu ròng; khái niệm tổng doanh thu, doanh số… Hi vọng đây sẽ là những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích mà bạn đang tìm kiếm!