Executive summary là gì? Cách hoàn thiện Executive Summary
Executive Summary là gì? Để tìm hiểu chính xác khái niệm về cụm từ này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây.
- Duty manager là gì? Những công việc cần làm của một Duty manager
- Grand Opening là gì? Gợi ý cách xây dựng lễ Grand opening thành công
Executive Summary là gì
Executive Summary có thể hiểu một cách đơn giản là phần tóm tắt cô đọng của một dự án, cũng có thể được coi là một trong số những phần cực kỳ quan trọng của bản đề án kinh doanh.
Bản kế hoạch đề án của bạn liệu có gây được sự chú ý hay không thì nó sẽ đòi hỏi rất nhiều ở Executive Summary bởi nó chính là thứ sẽ được nhà đầu tư của bạn trực tiếp tham khảo. Chủ đầu tư của bạn có cảm thấy hứng thú, có trông thấy những tiềm năng mà dự án của bạn đem lại hay không thì cái để đánh giá bước đầu gần như sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Executive Summary.
► Tìm hiểu những tin tức việc làm mới nhất tại: news.timviec.com.vn
Một bản Executive Summary hoàn hảo yêu cầu gì?
- Không được phép dài quá hai mặt giấy A4
- Trình bày bằng ngôn ngữ tương thích với đối tượng mục tiêu
- Trình bày thành những đoạn nhỏ súc tích và tạo cảm xúc cho người trực tiếp tham khảo
- Tránh tình trạng viết một cách dài dòng lan man, không đúng trọng tâm vấn đề
Thời điểm hợp lý để viết Executive Summary
Có một thực tế là Không nhất thiết tất cả mọi bản kế hoạch đều cần phải có một bản tóm tắt, mà chỉ đến lúc Executive Summary bắt đầu được tích hợp lại thành bản kế hoạch hoàn thiện gửi tới những chủ đầu tư, khách hàng, đối tác của mình.
Còn trong nội bộ thì nội dung này cũng không nhất thiết phải có, hay thậm chí là nếu có thì cũng không cần thực hiện một cách quá chi tiết và tỉ mỉ.
Bố cục của một bản Executive Summary chuẩn
Những điểm cần chú trọng mà khi bạn viết một bản Executive Summary là gì?
Phần mở đầu
Ngay ở những lời nói đầu, bạn cần phải giới thiệu mình là ai? Hãy mô tả một cách rõ ràng các thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty bạn (nếu có):
- Tên công ty
- Địa chỉ liên hệ cụ thể
Nội dung chính
Bạn cần phải cho biết mình mang tới điều gì? Những vấn đề và nguồn lợi của doanh nghiệp mà bạn sẽ đem lại. Đưa ra những miêu tả một cách ngắn gọn về những sản phẩm và dịch vụ của bạn cung cấp nêu ra những lý do vì sao trở nên cấp thiết. Và nó sẽ giải quyết được những vấn đề nào của thị trường.
Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Chọn được đối tượng chính thì tiếp đến sẽ là thị trường mục tiêu cùng với những mô tả ngắn gọn về tiềm năng của thị trường mục tiêu mà bạn hướng đến.
Mục đích chính của kế hoạch kinh doanh là gì? Bạn đang trên con đường tìm kiếm một nhà đầu tư hay có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng để có đủ kinh phí thực hiện cho dự án đã ấp ủ, bạn sẽ cần phải trình bày một cách chi tiết những khoản vay, bởi khi bạn đang có suy nghĩ chia sẻ kế hoạch của mình với người ngoài thì bạn mới cần tới điều khoản này.
► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức nghề nghiệp mới nhất hiện nay để có sự chuẩn bị tốt nhất trong công việc của mình.
Kích thước và tỷ lệ ra sao? Khi mà bạn đã có thể đưa ra được một biểu đồ về nguồn doanh thu và tổng số lợi nhuận sẽ thu được trong khoảng 3 năm tới hay trong những năm đã qua đối với doanh nghiệp của bạn.
Phần kết thúc
Bạn đang bắt tay hợp tác và có thể bàn thảo về công việc hợp tác này với những đối tượng nào, bạn nên đưa ra những đề cập đến bất kỳ mọi chi tiết nào xác định đối với cá nhân cuối cùng sẽ đọc bản tóm tắt, bởi có một số những khách hàng hay đối tác của bạn sẽ chỉ xem bản tóm tắt về mục tiêu kinh doanh.
Bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Executive Summary là gì? Mong rằng những thông tin này sẽ thực sự giúp ích cho công việc hiện tại và tương lai của bạn.
► Xem thêm: Hướng dẫn tạo CV xin việc cơ bản nhất