Sale executive là gì, tìm hiểu về công việc của một Sale executive
Bạn đang thắc mắc về công việc của một Sale executive là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết nhất!
- Admin là làm gì? Những điều cần biết về nghề admin?
- Cảnh sát cơ động là gì? Những điều đặc biệt về cảnh sát cơ động Việt
Sale executive là gì?
Trong môi trường kinh doanh, Sales Executive chính là một cụm từ cực kỳ thông dụng dùng để ám chỉ vị trí của một nhân viên bán hàng hay vẫn thường được gọi dưới cái tên chuyên viên kinh doanh. Một Sales Executive chuyên nghiệp sẽ thường phải đảm nhận những nhiệm vụ chức năng như điều hành và phân bổ các công việc kinh doanh trong một khu vực, một bộ phận dựa theo sự uỷ thác từ cấp trên.
Một Sales Executive trong hoat động kinh doanh nhà hàng, khách sạn cũng được hiểu với nghĩa như trên. Một người đảm nhận vị trí Sales Executive làm việc trong môi trường khách sạn, nhà hàng là người đứng ở vị trí điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm một bộ phận, một dịch vụ hoặc một khu vực riêng nào đó trong khách sạn, nhà hàng tùy theo sự phân công sắp xếp của cấp trên.
Tuỳ vào bộ máy hoạt động, công việc, hay quy mô doanh nghiệp mà công việc của một Sales Executive có thể phải linh hoạt theo, tuy nhiên nhìn chung thì hầu như mọi Sales Executive sẽ thực hiện công việc thường ngày như trên.
► Tham khảo: Những kiến thức nghề nghiệp bổ ích giúp phục vụ tốt trong công việc
Những yếu tố giúp bạn trở thành một Sales Executive chuyên nghiệp
- Kinh nghiệm sale: đây chắc chắn là một trong số những kỹ năng cực kỳ cần thiết để có thể theo đuổi công việc này. Tuy nhiên, đối với kỹ năng sale sẽ chỉ có thể được tích luỹ từ từ theo năm tháng mà bạn cống hiến cho công việc. Điều dễ dàng nhận thấy là một nhân viên có nền tảng kinh nghiệm vững vàng trong lĩnh vực sales sẽ biết phải ứng xử thế nào cũng như thực hiện nhuần nhuyễn những kỹ năng cơ bản, như: thuyết trình, giao tiếp, đàm phán, và quan trọng nhất chính là hiểu rõ tâm lý của từng đối tượng khách hàng.
- Biết lắng nghe: nếu như sở hữu cho mình kỹ năng này, bạn sẽ rất dễ nắm bắt được tâm lý của khách hàng cũng như nhu cầu của họ, từ đây dễ dàng tư vấn và đưa ra gợi ý về sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Kỹ năng lắng nghe này không đơn giả chỉ là cách mà bạn ngồi nghe khách hàng nói chuyện mà còn phải phân tích cũng như phán đoán mong muốn một cách chuẩn xác vấn đề mà khách hiện tại đang muốn đề cập đến.
- Chăm sóc khách hàng tốt: một điều tối quan trọng đối với những nhân viên làm việc ở ngành Sales thì chăm sóc khách hàng là công việc cực kỳ quan trọng, thậm chí nó cũng không kém việc gì so với việc bán được sản phẩm. Đối với những ngành dịch vụ thì sự tin tưởng của khách hàng đối với NHKS sẽ tăng vọt nếu như nhân viên Sale đảm nhận tốt công đoạn này. Hầu như tất cả những nhân viên Sale Executive chuyên nghiệp, họ luôn xem trọng rất nhiều vào việc chăm sóc khách hàng vì qua đây họ sẽ tạo dựng được một kênh khách hàng cực kỳ gắn kết, và bền vững cho công ty.