Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
Thuế suất là một khái niệm đặc thù trong lĩnh vực tài chính mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm. Vậy thuế suất là gì? Đâu là các loại thuế xuất mà doanh nghiệp cần biết.
- Năng suất là gì? Các tiêu chí đánh giá năng suất người lao động
- Nguồn lực là gì? Tại sao cần phải chú trọng nguồn nhân lực
Thuế suất là gì?
Thuế suất có thể hiểu là một khoản tiền mà các nhóm, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần phải thanh toán trên thu nhập hoặc một đơn vị hàng hóa nhất định. Đơn vị tính thuế suất thường được quy định ở dạng % và được tính dựa theo đơn vị hàng hóa khác nhau. Bên cạnh đó, thuế suất cũng thường bị phụ thuộc vào quy định của nhà nước đối với các loại hàng hóa nhất định.
Có thể hình dung một cách đơn giản, nếu như bạn đang mua một mặt hàng nào đó và thường thấy mình bị thu thêm 5 hoặc 10% giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây chính là một định mức chung được gọi là thuế suất của sản phẩm hoặc dịch vụ.
►►► Tham khảo: Thông tin các nghề nghiệp hiện nay để có định hướng tốt nhất cho tương lai.
Các loại thuế suất mà doanh nghiệp cần nắm rõ?
Thuế giá trị gia tăng VAT
Đối với thuế giá trị gia tăng, hãy hiểu đơn giản rằng đây là một loại thuế thu dựa trên giá cả dịch vụ hoặc sản phẩm. Và người tiêu dùng chính là đối tượng cuối cùng chịu thuế. Trong đó, người bán sẽ thay bạn nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước.
Và tùy từng đối tượng tiêu dùng mà thuế giá trị gia tăng cũng được áp dụng vào nhiều mặt hàng sản phẩm, dịch vụ khác nhau như:
- Thuế suất 0%: thường sẽ áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài…
- Thuế suất 5%: thường áp dụng cho các sản phẩm thuộc các lĩnh vực như: quặng sản xuất phân bón, sản phẩm trồng trọt; chăn nuôi chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống…..
- Thuế suất 10%: áp dụng cho các loại hàng hóa dịch vụ không chịu mức thuế suất 0% hoặc 5%
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại hình thuế mà doanh nghiệp sẽ phải đóng góp cho nhà nước dựa trên cơ sở doanh thu mà doanh nghiệp đó có thể thu lại được trong còng 1 tháng. Tùy vào tính chất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải nộp các mức thuế khác nhau như:
- Với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp đặc biệt thì sẽ thuế suất được hưởng là 20%.
- Với các doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt có thể dao động từ 10%; 15% hoặc 17% tùy theo tính chất kinh doanh .
- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, thăm dò tài nguyên quý hiếm của đất nước thường có thể chịu thiếu suất lên đến 50%
Thuế thu nhập cá nhân
Đây là loại thuế mà người lao động phải đóng dựa theo mức tiền lương mà người lao động có thể kiếm được. Và thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia theo các bậc như:
- Bậc 1: Thuế suất 5% với thu nhập tính thuế / năm lên tới 60 triệu.
- Bậc 2: Thuế suất 10% với thu nhập tính thuế/ năm từ 60-129 triệu.
- Bậc 3: Thuế suất 15% với thu nhập tính thuế/ năm từ 120 – 216 triệu.
- Bậc 4: Thuế suất 20% với thu nhập tính thuế từ 216 – 384 triệu.
- Bậc 5: Thuế suất 25% với thu nhập tính thuế từ 384 – 624 triệu.
- Bậc 6: Thuế suất 30% với thu nhập tính thuế từ 624 – 960 triệu.
Thuế bảo vệ môi trường
Đây là khoản thuế suất được nhà nước ấn định theo từng đơn vị hàng hóa cụ thể. Các mặt hàng chịu mức thuế bảo vệ môi trường hiện nay thường rơi vào nhóm hàng khoáng sản, xăng dầu. Và mức thuế mà các mặt hàng này thường phải chịu đều được quy định rõ trong nội dung khoản 1, điều 1 nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Loại hình thuế suất này được quy định bởi luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và được sửa đổi vào năm 2016 với các loại hình hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Có thể kể tới một vài mặt hàng thường bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt như: rượu, bia, thuốc lá, các loại hình dịch vụ giải trí khác nhau ….
Trên đây là một vài chia sẻ về thuế suất là gì cũng như một số loại hình thuế suất mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Hy vọng đây là cẩm nang nghề nghiệp hữu ích cho các bạn. Chúc bạn may mắn!