Ngạch lương là gì? Quy định và cách tính ngạch lương cho viên chức
Ngạch lương là gì và những vấn đề liên quan đến ngạch lương của các cán bộ viên chức hiện nay là gì? Tất cả sẽ được cung cấp, làm rõ trong bài viết này, hãy cùng theo dõi!
Xem ngay các công việc có mức lương hấp dẫn !
- Lương cơ sở là gì? Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản
- Lương 3P là gì? Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống lương 3P
Đối với những người làm việc chuyên về tính toán bảng lương cho người lao động thì họ cần am hiểu về tất cả các vấn đề liên quan đến tính lương. Để có thể xây dựng được bảng lương đúng cho người lao động nhất định kế toán viên phải am hiểu những kiến thức về ngạch lương. Vậy ngạch lương là gì, cũng như những quy định liên quan đến vấn đề này!
Ngạch lương là gì?
Ngạch lương là một hệ số để phân biệt trình độ cũng như vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong công ty – Đây là câu hỏi mà những người mới tiếp xúc với công việc kế toán thường đặt ra. Khái niệm ngạch lương là một phần liên quan quan trọng đến công việc tính toán, xây dựng bảng lương.
Mỗi cá nhân sẽ có một ngạch lương khác nhau, trong ngạch lương thường được phân chia thành mức lương chuẩn và lương thâm niên. Để có thể chuyển đổi ngạch lương từ thấp lên cao bắt buộc người nhân viên đó phải trải qua kì thi nâng ngạch. Ngoài ra, quyết định nâng ngạch lương còn cần phụ thuộc vào yếu tố hiệu quả công việc và thâm niên trong ngành nghề của mình.
Cách tính ngạch lương đối với các công ty doanh nghiệp sẽ khác nhau. Mỗi nhân viên ở một vị trí việc làm khác nhau sẽ được sắp xếp mã ngạch lương tương ứng với trình độ chuyên môn của họ, ví dụ như ngạch lương chuyên viên chính, ngạch lương công chức, ngạch lương thạc sĩ… Việc dựa vào ngạch lương và bạc lương sẽ thể hiện được sự công bằng cho các đối tượng lao động ở mỗi vị trí công việc khác nhau.
Phương pháp tính ngạch lương viên chức đối với cán bộ Nhà nước
Với những cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị, cơ quan, công ty thuộc quyền quản lý của Nhà nước sẽ có cách tính ngạch lương riêng. Việc chia các ngạch công chức sẽ được quy định đầy đủ cho những cán bộ viên chức, công chức ở từng vị trí việc làm.
Để được nâng ngạch lương, những cán bộ công nhân viên chức Nhà nước đều bắt buộc phải trải qua kì thi nâng ngạch theo quy định. Đặc biệt phải đầy đủ những điều kiện theo quy định được đưa ra tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP mới có thể tham gia kì thi nâng ngạch. Điều kiện để tham gia kì thi nâng ngạch lương được quy định như sau:
- Phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức, thông qua kì thi nâng ngạch theo quy định.
- Thường phải cạnh tranh với những công chức trong cùng đơn vị quản lý
- Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được cơ quan giao phó trong vòng 3 năm liên tục. Phải có đầy đủ những phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Tuyệt đối không được dính kỷ luật hay bị xét kỷ luật trong 3 năm này.
- Là người có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghề nghiệp để có thể đảm nhận những vị trí công việc tương ứng với ngạch lương được nâng.
- Có đầy đủ những văn bằng, chứng chỉ cần thiết đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Đối với các cơ quan quản lý công chức cần phải tổng hợp lại danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký và gửi hồ sơ về cơ quan tổ chức kì thi theo quy định.
Nếu nhận thấy bản thân đủ điều kiện để được tham gia kì thi nâng ngạch lương, các công chức cấp cao có thể tự làm hồ sơ đăng ký. Khi thấy đã đủ số lượng hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tổ chức kì thi dành riêng cho những viên chức cấp cao đó.
>> Tìm hiểu thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn nhất
Xác định viên chức trúng tuyển nâng ngạch lương
Tất cả những vấn đề liên quan đến việc trúng tuyển của những viên chức trong kì thi nâng ngạch lương đều được quy định trong nghị định 24/2010/NĐ-CP. Những điều kiện để xác định một viên chức trúng tuyển trong kì thi nâng ngạch như sau:
- Hoàn thành đầy đủ tất cả các bài thi theo quy định
- Tất cả những bài thi đều phải đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100.
- Khi hoàn thành được đầy đủ 2 tiêu chí trên ban giám khảo sẽ lấy từ trên xuống dưới cho đến khi lấy đủ chỉ tiêu
- Những thí sinh không trúng tuyển sẽ không bảo lưu kết quả mà phải tham gia lại đầy đủ quy trình vào năm sau.
Những thông tin trong bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi ngạch lương là gì? Đồng thời độc giả cũng biết thêm được cách tính ngạch lương cũng như quy định về điều kiện thi tuyển nâng ngạch lương. Đó đều là những thông cần thiết nên cập nhật để người lao động có thể đảm bảo quyền lợi của chính mình.