Quản trị bán hàng là gì? Tầm quan trọng của quản trị bán hàng
Bạn hiểu quản trị bán hàng là gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin hữu ích trong quản trị bán hàng để bạn có thể nắm rõ.
Bán hàng là một nghề hot kiếm ra tiền nhưng để có thể kiếm được nhiều tiền từ ngành nghề này không phải điều đơn giản. Để có thể hoạt động trong nghề đem lại nhiều tiền thì bạn cần phải nắm rõ được tổng quát những điều cơ bản trong quản trị bán hàng thì bạn mới có thể vận hành trong kinh doanh bán hàng.
Quản trị bán hàng là gì?
Quản trị bán hàng là quá trình hoạt động, tổ chức, hoạch định lãnh đạo và điều hành kiểm soát trong lĩnh vực bán hàng kinh doanh. Để xác định và nắm rõ những yếu tố, xu hướng để hoạt động kinh doanh như: Nắm được nhu cầu của khách hàng, tăng thêm doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh với các công ty, doanh nghiệp đối thủ…
Một nhân viên bán hàng sẽ được đào tạo những kiến thức toàn diện về lĩnh lực bán hàng, marketing và quản trị bán hàng. Và những kiến thức trung tâm như nghiên cứu thị trường, khách hàng, quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng và quản trị hoạt động bán hàng qua nhiều hình thức.
Bên cạnh đó, quản trị bán hàng là người có tố chất lãnh đạo có khả năng làm việc nhóm, giỏi giao tiếp và đàm phán, có khả năng thuyết phục, có tinh thần trách nhiệm cao và sáng tạo, nghiêm túc, kỷ luật. Đồng thời có trình độ ngoại ngữ và sử dụng thành thạo những công nghệ ứng dụng.
Cơ hội việc làm quản trị bán hàng
Sau khi học xong chuyên ngành này bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc như: phòng kinh doanh, phòng bán hàng tiêu thụ và quản lý bán hàng, chuyên viên quản lý nhân viên bán hàng, giám sát hoặc quản lý các siêu thị lớn nhỏ. Hoặc có thể tự mở một siêu thị bán hàng tiện lợi riêng.
Nếu muốn trở thành một quản trị bán hàng bạn cần phải có kinh nghiệm nghề nghiệm ít nhất 3-5 năm và đã từng giữ chức vụ giám đốc bán hàng, kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của quản trị bán hàng
Với thị trường bán hàng sôi động như hiện nay sức cạnh tranh lớn và quyết liệt từ người bán đến người mua cũng vô cùng biến động. Có rất nhiều cơ sở từ nhà chuyên cung cấp sản phẩm chuyển thành các nhà phân phối và những hệ thống cửa hàng bán lẻ. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức quản trị bán hàng cần phải được thay đổi linh hoạt và phù hợp với những yêu cầu của thị trường.
Để có được chất lượng bán hàng tốt thì người quản trị bán hàng là người có những quyết định kế hoạch đúng thời cuộc và dứt khoát có thể đào tạo ra những nhân viên bán hàng đầy tiềm năng và đủ năng lực để đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Đối với thị trường buôn bán như hiện nay, lượng khách ngày càng trở nên khắt khe, vậy nên để có thể phục vụ tốt nhu cầu khách hàng thì người đứng đầu là quản trị viên cần phải có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp và có tư duy nhạy bén.
Quy trình bán hàng
Có rất nhiều quy trình bán hàng khác nhau được các chuyên gia hàng đầu về bán hàng kinh doanh xây dựng nên. Nhưng các quy trình đều được hội tụ lại từ những chính những sự việc thực tế và nhiều điểm khác nhau và do người xây dựng quy trình tiếp cận từ những thị trường và ngành nghề khác nhau tập trung lại để thống nhất ra những điểm tương đồng. Dưới đây là quy trình bán hàng cơ bản được chốt lại:
Xác định khách hàng: Trong thị trường nhiều biến động thay đổi như hiện nay, quản trị bán hàng luôn là người chịu nhiều áp lực và chỉ tiêu doanh số. Để nắm được tâm lý khách hàng khi tiếp cận bắt buộc quản trị bán hàng cần có kinh nghiệm trong kỹ năng quan sát, thăm dò và nghiên cứu để tích lũy thông tin.
Tiếp cận khách hàng: Để tiếp cận khách hàng có nhiều hình thức và cách khác nhau. Điều này tùy thuộc vào kế hoạch và ý tưởng của quản trị bán hàng. Có thể tiếp xúc khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp để khai thác thị trường khách hàng tiềm năng.
Thăm dò ý kiến khách hàng: Với công nghệ thông tin nhanh nhẹn và thông minh như hiện nay các quản trị bán hàng có thể nhanh chóng thăm dò được ý kiến của khách hàng để tìm ra giải pháp kinh doanh thích hợp.
Xử lý những sự cố bất ngờ: Không những chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp giỏi mà quản trị bán hàng còn phải khôn khéo và nhanh nhẹn khi tiếp xúc với những sự cố khách hàng bất ngờ hay hàng hóa bất ổn. Nhanh chóng giải quyết và chịu trách nhiệm của mình trước những rủi ro và cố gắng khắc phục.
Với những chia sẻ trên chắc chắn các bạn cũng đã hiểu quản trị bán hàng là gì và những công việc, yêu cầu bắt buộc ở một quản trị bán hàng. Nếu quản trị bán hàng giỏi chuyên môn và thành thạo kỹ năng làm việc nhạy bén với thị trường kinh doanh và dễ bắt nhịp thì chắc chắn doanh thu đưa về sẽ là một con số khủng đáng mơ ước.
Bài viết cùng chủ đề: