Trường hợp nhân viên nói xấu sếp có thể bị đuổi việc hay không?

Trong các công ty, doanh nghiệp việc nói xấu sếp là điều không thể tránh khỏi giữa các nhân viên cấp dưới. Vậy nhân viên khi nói xấu cấp trên có bị đuổi việc hay không? Hình thức kỷ luật với hành vi này ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Hành vi người lao động bị kỷ luật đuổi việc

Trong số các hình thức xử lý kỷ luật lao động được liệt kê tại Điều 124 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, sa thải là hình thức xử lý nặng nhất được áp dụng đối với người lao động.

Trường hợp nhân viên nói xấu sếp có thể bị đuổi việc hay không? - Ảnh 1

Căn cứ Điều 125 BLLĐ năm 2019, hình thức này chỉ được áp dụng khi người lao động có các hành vi hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trộm cắp tại nơi làm việc;

– Tham ô tại nơi làm việc;

– Đánh bạc tại nơi làm việc;

– Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc;

– Sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

– Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

– Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

– Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, có thể thấy trường hợp bạn nói xấu sếp không thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải (đuổi việc).

Xem thêm: Quy định trường hợp nghỉ làm được hưởng lương năm 2021

Tuy nhiên nếu hành vi này của bạn thực hiện trong giờ làm việc mà nội quy lao động đã nghiêm cấm làm việc riêng trong giờ thì bạn có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khác như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.

Mặt khác, việc xử lý kỷ luật người lao động còn phải tuân theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Chính vì vậy, việc trực tiếp gửi quyết định sa thải cho người lao động có hành vi nói xấu cấp trên là hành vi trái pháp luật. Trường hợp này, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo một trong các hành vi sau:

Trường hợp nhân viên nói xấu sếp có thể bị đuổi việc hay không? - Ảnh 2

Cách đòi quyền lời khi bị sa thải trái luật

Như đã phân tích, công ty sa thải bạn do nói xấu cấp trên là trái luật. Do đó, để đòi lại quyền lợi cho mình, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:

Cách 1: Khiếu nại tới người có thẩm quyền

– Khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết đúng thời hạn, bạn có thể khiếu nại lần hai hoặc trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.

– Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Cách 2: Hòa giải

Cách này được thực hiện thông qua Hòa giải viên lao động hoặc Hội đồng trọng tài lao động. Tuy nhiên cách này thường không được các bên ưu tiên lựa chọn.

Trường hợp nhân viên nói xấu sếp có thể bị đuổi việc hay không? - Ảnh 3

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

Ngoài hai cách nói trên, bạn cũng có thể trực tiếp khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự về hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Xem thêm: Lao động nữ bị bắt cam kết không có thai trong 2 năm có đúng quy định

Những quyền lợi được hưởng khi bị sa thải trái luật

Việc tự ý sa thải người lao động do nói xấu cấp trên được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Do đó, căn cứ theo Điều 41 BLLĐ năm 2019, bạn có thể yêu cầu hưởng các quyền lợi sau:

Trường hợp nhân viên nói xấu sếp có thể bị đuổi việc hay không? - Ảnh 4

– Về việc làm: 

Công ty phải nhận bạn trở lại làm việc.

– Tiền lương những ngày phải nghỉ làm: 

Nếu phải nghỉ việc do bị sa thải, bạn sẽ nhận được tiền lương theo hợp đồng lao động cho những ngày không được làm việc.

– Được truy đóng bảo hiểm xã hội:

Công ty sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày bạn không được làm việc.

– Bồi thường tiền:

Khi nhận bạn trở lại làm việc, công ty còn phải bồi thường cho bạn ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp công ty không muốn nhận bạn trở lại làm việc và bạn đồng ý thì bạn sẽ được bồi thường ít nhất 04 tháng tiền lương theo hợp đồng.

– Trợ cấp thôi việc nếu nghỉ việc:

Nếu bạn không trở lại làm việc thì công ty còn phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn để chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Phạt tiền nhân viên có đúng với quy định pháp luật

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “nói xấu sếp có bị đuổi việc hay không?”. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác bạn đọc có thể liên hệ với News.timviec.com.vn để được phản hồi.

Nguồn: Luật Việt Nam


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.