Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất 2022

Trợ cấp mất việc làm sẽ có những thay đổi về điều kiện và mức hưởng trong năm 2022. Để không bị ảnh hưởng quyền lợi người lao động cần nắm rõ được chi tiết. Xem bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất 2022 - Ảnh 1
Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động mà đáp ứng đủ các điều kiện:

1 – Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

2 – Bị mất việc làm do:

– Thay đổi cơ cấu, công nghệ: Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm; thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;

– Lý do kinh tế: Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

– Bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem thêm: Chính thức: Tăng mức hưởng lương hưu, BHXH một lần năm 2022

Cách tính trợ cấp mất việc làm mới nhất

Cũng theo Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Cụ thể:

Mức trợ cấp mất việc = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x tiền lương tháng hưởng trợ cấp

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc nhưng thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động phải trả ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.

Trong đó: Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145 nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất 2022 - Ảnh 2
Thời gian làm việc được hưởng trợ cấp mất việc

Trong đó:

– Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:

+ Thời gian trực tiếp làm việc;

+ Thời gian thử việc;

+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

+ Thời gian nghỉ hằng tuần;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

– Thời gian đã tham gia BHTN gồm:

+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;

+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

Tham khảo – [Tiết Lộ] Mẫu giấy xác nhận lương CHUẨN nhất hiện nay

Tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc

Căn cứ khoản 5 Điều này, tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:

– Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

– Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể) thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

Ví dụ: Anh A làm việc tại nhà máy X. Do thay đổi cơ cấu sản phẩm, trình độ không phù hợp nên nhà máy cho anh thôi việc.

Mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc của anh A là 09 triệu đồng.

Tại nhà máy X, anh A có 15 năm 08 tháng làm việc. Trong đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 12 năm và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc là 01 năm.

Do đó, thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A sẽ là 15 năm 08 tháng – 12 năm – 01 năm = 02 năm 08 tháng (làm tròn thành 03 năm).

Như vậy, mức hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A bằng 03 x 9 triệu đồng = 27 triệu đồng.

Xem thêm: Top 7 ngành nghề “HOT” trong năm 2022 người lao động cần biết

Trên là những thông tin liên quan đến điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc dành cho người lao động. Có bất kì thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ qua email [email protected] để được giải đáp nhé!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.