Thanh khoản là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Thanh khoản là khái niệm được dùng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy thanh khoản là gì? Có những cách phân loại thanh khoản nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn khái niệm này nhé!
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản hay tính thanh khoản là mức độ lưu động của một tài sản hoặc sản phẩm bất kỳ. Tài sản ấy có thể được người ta bán ra, mua vào dễ dàng mà không gây ảnh hưởng nhiều đến giá trên thị trường của nó. Từ đồng nghĩa trong tiếng Anh của “thanh khoản” chính là “liquidity”.
Giải thích theo 1 cách đơn giản và dễ hiểu hơn nữa, tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản/sản phẩm nào đó. (Bạn có thể tìm đọc khái niệm thanh khoản là gì trên Wikipedia để tham khảo thêm).
Ý nghĩa của tính thanh khoản
Tính thanh khoản thể hiện sự linh hoạt và an toàn của một tài sản hay một thị trường. Cụ thể:
- Tài sản ngắn hạn/tài sản lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít có sự bị biến động trên thị trường.
- Thị trường được đánh giá có tính thanh khoản cao khi thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả.
Xếp loại tài sản dựa theo tính thanh khoản
Dựa theo tính thanh khoản, tức khả năng chuyển đổi tiền mặt của tài sản, các tài sản có tính thanh khoản từ cao đến thấp được xếp hạng như sau:
- Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn
- Khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Tiền mặt được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể đem ra đổi lấy các hàng hóa/dịch vụ… khác, nó được lưu thông liên tục trên thị trường. Các loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp hơn tiền bởi vì để đổi chúng ra tiền mặt, người ta phải mất 1 khoảng thời gian khá dài cũng như trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Ngoài các loại tài sản kể trên thì chứng khoán cũng được coi là một loại tài sản có khả năng thanh khoản. Người ta có thể dễ dàng quy đổi nó ra tiền mặt khi cần.
► Tìm hiểu: Những thông tin việc làm mới nhất định hướng nghề nghiệp tương lai cho bạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Tính thanh khoản của tài sản/sản phẩm không phải là bất biến, nó có thể bị thay đổi, bị ảnh hưởng bởi những tác nhân dưới đây:
Các sàn giao dịch tiền điện tử
Sàn giao dịch có ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản của tài sản/sản phẩm. Khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch càng nhiều, hiệu suất làm việc càng cao thì lại càng giúp tăng cường tính thanh khoản của các loại tài sản.
Sự chấp thuận
Khả năng tồn tại của mọi loại tiền tệ đều phụ thuộc vào sự chấp nhận của số đông người dùng. Họ phải công nhận sự tồn tại của nó và sử dụng nó thường xuyên thì giá trị của loại tiền tệ ấy mới được khẳng định.
Và khi loại tiền tệ ấy được chấp thuận và thể hiện được giá trị thì các nhà đầu tư hiển nhiên sẽ muốn đổi các loại tài sản/hàng hóa… của họ ra loại tiền tệ ấy. Đó là lý do tại sao sự chấp thuận của con người lại đóng vai trò quyết định tính thanh khoản của 1 sản phẩm, tài sản… cao hay thấp.
► Xem thêm: Cách tạo CV xin việc đang HOT nhất hiện nay.
Quy định của luật pháp
Các quy định cũng như bộ luật của mỗi một quốc gia khác nhau sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của các loại tài sản. Ví dụ có 1 số quốc gia đã ban hành lệnh cấm sử dụng hoặc giao dịch bằng tiền điện tử chẳng hạn. Người dân sẽ gặp khó khăn trong việc bán ra/mua vào loại tiền này.
Và hệ quả nghiễm nhiên là tính thanh khoản của tiền điện tử ở các quốc gia này sẽ tương đối thấp. Những ai muốn mua được tiền điện tử sẽ phải bỏ ra một cái giá rất cao thì mới sở hữu được chúng.
Tìm hiểu về thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản chứng khoán là một vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Tiếp theo đây, hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!
Thanh khoản chứng khoán là gì?
Tính thanh khoản chứng khoán chính là khả năng chuyển từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại. Loại chứng khoán có tính thanh khoản cao thường là những chứng khoán đã có sẵn trong thị trường, vì vậy việc mua đi bán lại tương đối dễ dàng và nhanh chóng, giá cả không biến thiên nhiều theo thời gian, đặc biệt có khả năng phục hồi nguồn vốn đầu tư ban đầu rất cao.
Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép nhà đầu tư chuyển chứng khoán thành tiền mặt nhanh chóng và tiện lợi bất cứ khi nào họ cần. Việc này sẽ góp phần khiến các nhà đầu tư cảm thấy hứng thú hơn với thị trường chứng khoán. Tính thanh khoản chứng khoán càng cao đồng nghĩa rằng thị trường chứng khoán càng năng động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản có vai trò quyết định tới chứng khoán của mỗi một doanh nghiệp. Vì vậy, nó rất được quan tâm. Các chủ doanh nghiệp luôn phải để mắt đến các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới thanh khoản chứng khoán dưới đây:
- Các con số tài chính: Các con số này có thể nói lên tình hình hoạt động của một doanh nghiệp rằng là nó có phát triển không, sự phát triển ấy có ổn định và bền vững không… Nghiễm nhiên những doanh nghiệp phát triển tốt sẽ có tính thanh khoản chứng khoán và những doanh nghiệp kinh doanh “bết bát” thì tính thanh khoản sẽ thấp.
- Quy định và chính sách của cơ quan Nhà nước: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chính sách của Nhà nước. Khi có một sự thay đổi nào đó trong chính sách thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo và tính thanh khoản chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
- Các nhà đầu tư nước ngoài: Những nhà đầu tư quốc tế này cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến tính thanh khoản chứng khoán của các doanh nghiệp. Cũng vì lý do này mà nước ta đã đưa ra quy định nghiêm ngặt rằng nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua 30% cổ phiếu đối với ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và 49% cổ phiếu đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Mục đích của điều luật là để các nhà đầu tư “ngoại lai” không thâu tóm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp Viêt Nam.
- Tâm lý của các nhà đầu tư: Nhu cầu của nhà đầu tư và thời điểm họ chọn mua/bán chứng khoán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chung. Khi thị trường “lên hương” thì các nhà đầu tư sẽ hăm hở chi tiền mua/bán chứng khoán hơn, ngược lại khi thị trường giảm điểm thì họ sẽ dè dặt và cẩn trọng hơn trong việc mua/bán chứng khoán.
Tham khảo: Chứng khoán là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng khoán
Công thức tính thanh khoản
Ngoài hiểu rõ về khái niệm thanh khoản là gì, bạn cần biết công thức tính thanh khoản ra sao? Dưới đây là công thức tính thanh khoản dựa trên tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản tức thời. Cụ thể:
Tỷ số thanh khoản hiện thời chính là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động của doanh nghiệp. Công thức tính:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.
- Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời có giá trị nhỏ hơn 1 nghĩa là khả năng trả nợ yếu, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ phá sản.
- Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời có giá trị lớn hơn 1 là doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn
Tỷ số thanh khoản nhanh là tỷ số doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho. Cách tính như sau:
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
- Nếu tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.
- Nếu tỷ số thanh khoản nhanh ở trong khoản 0,5 – 1 thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Cách tính:
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn.
Vốn bằng tiền sẽ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 03 tháng mà không gặp rủi ro lớn.
Trên đây là bài viết tổng hợp về khái niệm thanh khoản. Qua đó, bạn đã nắm được thanh khoản là gì, xếp loại tài sản dựa vào tính thanh khoản và các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tài sản. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho công việc và cuộc sống của bạn!
► Xem thêm: Cẩm nang nghề nghiệp mới nhất hiện nay.