Quy định mới nhất về lương giáo viên và phụ cấp các giáo viên cần biết
Lương giáo viên sẽ có nhiều sự thay đổi trong năm 2021 này. Vậy các quy định đó là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Giáo viên các cấp xếp lương theo cách mới
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời ban hành 04 Thông tư liên quan đến xếp lương của giáo viên dạy trung học phổ thông (Cấp 3), trung học cơ sở (cấp 2), tiểu học và mầm non công lập. Những chính sách này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 03/02/2021.
Theo đó, với từng đối tượng giáo viên nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có điều chỉnh mới trong cách xếp lương như sau:
Giáo viên cấp 3
Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, giáo viên cấp 03 gồm các chức danh nghề nghiệp sau đây:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.
Đồng thời, Thông tư 04 này cũng hướng dẫn xếp lương cho giáo viên cấp 3 theo các hạng như sau:
- Giáo viên cấp 3 hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 – 4,98;
- Giáo viên cấp 3 hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 – 6,38;
- Giáo viên cấp 3 hạng I:Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 – 6,78.
Có thể thấy, xếp lương của giáo viên cấp 3 không có sự thay đổi so với quy định tại Thông tư số 23 năm 2015.
Xem thêm: Lương giáo viên THPT: Công thức tính lương theo hệ số giáo viên THPT
Giáo viên cấp 2
Với giáo viên cấp 2, mặc dù vẫn giữ các hạng I, II và III nhưng mã số tương ứng với từng hạng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi so với quy định hiện nay tại Thông tư liên tịch 22 năm 2015:
– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.12);
– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.11);
– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 (hiện nay đang áp dụng mã số V.07.04.10).
Theo đó, nếu giáo viên ở hạng chức danh nghề nghiệp cũ đạt chuẩn so với hạng chức danh mới thì được bổ nhiệm tương ứng. Còn nếu chưa đạt chuẩn thì được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:
– Giáo viên hạng I mã số V.07.04.10 đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng I mã số V.07.04.30; chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.04.31.
– Giáo viên hạng II mã số V.07.04.11 đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.04.31; chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32.
– Giáo viên hạng III mã số V.07.04.12 được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.04.32.
Tham khảo – Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn nhất hiện nay
Kéo theo đó, cách xếp lương của giáo viên cấp 2 theo hạng chức danh nghề nghiệp mới được hướng dẫn như sau:
- Giáo viên cấp 2 hạng III, mã số V.07.04.32: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 – 4,98 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 có hệ số lương từ 2,1 – 4,89).
- Giáo viên cấp 2 hạng II, mã số V.07.04.31: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,00 – 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 – 4,98).
- Giáo viên cấp 2 hạng I, mã số V.07.04.30: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 – 6,78 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 có hệ số lương từ 4,0 – 6,38).
Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới, mức lương của giáo viên cấp 2 đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tăng hơn so với hiện nay.
Giáo viên tiểu học
Điều 2 Thông tư liên tịch số 21/2015 quy định, giáo viên tiểu học gồm 03 chức danh: Hạng I (mã số V.07.03.07); hạng II (mã số V.07.03.08) và hạng III (mã số V.07.03.09).
Trong khi đó, theo quy định mới nhất tại Điều 2 Thông tư 02 năm 2021, giáo viên tiểu học gồm hạng I mã số V.07.03.27; hạng II mã số V.07.03.28; hạng III mã số V.07.03.29.
Theo đó, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02 này như sau:
– Giáo viên tiểu học hạng IV, mã số V.07.03.09: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.29. Nếu chưa đạt chuẩn trình độ thì giữ nguyên mã số và xếp lương viên chức loại B có hệ số từ 1,86 – 4,06 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm hạng III hoặc đến khi nghỉ hưu.
– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.08: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29. Nếu chưa đạt chuẩn thì áp dụng hệ số lương viên chức A0 từ 2,1 – 4,89 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm hạng III hoặc đến khi nghỉ hưu;
– Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07: Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.28; nếu chưa đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.03.29. Sau khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào chức danh hạng II mà không phải thi hoặc xét thăng hạng.
– Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.28: Bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng I mã số V.07.03.27 khi được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đồng thời, ĐIều 8 Thông tư 02 hướng dẫn cách xếp lương với các hạng mới như sau:
– Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98.
– Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 – 6,38.
– Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 – 6,78.
Hiện nay, giáo viên tiểu học đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) – 4,98 (hạng III). Như vậy, sắp tới, hệ số lương của giáo viên tiểu học cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Lương giảng viên đại học: Điều cần biết về hệ số và bậc lương 2021
Giáo viên mầm non
Cũng như giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non hiện nay theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV gồm 03 hạng là hạng II, hạng III và hạng IV. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Điều 2 Thông tư số 01 năm 2021, giáo viên mầm non gồm hạng I, hạng II và hạng III.
Theo đó, các giáo viên đang được xếp theo hạng hiện nay sẽ được bổ nhiệm vào hạng mới như sau:
– Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06): Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26. Nếu chưa đạt chuẩn thì giữ nguyên mã V.07.02.06, áp dụng hệ số lương viên chức loại B từ 1,86 – 406 cho đến khi đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu.
– Giáo viên hạng III mã số V.07.02.05: Bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26.
– Giáo viên hạng II mã số V.07.02.04: Bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.02.25; nếu trúng tuyển kỳ thi/xét thăng hạng thì được bổ nhiệm vào hạng I mã số V.07.02.24; nếu chưa đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng III mã số V.07.02.26.
Khi đó, cách xếp lương cho các hạng mới của giáo viên mầm non được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 01/2021 như sau:
– Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 – 4,89.
– Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98.
– Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2,2 từ 4,0 – 6,38.
Tìm hiểu thêm: Quy định mới về tuyển dụng công chức, viên chức năm 2021 [UPDATE]
Trong khi đó, hiện nay, giáo viên mầm non đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) – 4,98 (hạng III). Bởi vậy, theo quy định này, lương giáo viên mầm non sẽ tăng hơn so với hiện tại.
Nghỉ việc theo nguyện vọng, giáo viên có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Giáo viên được hưởng trợ cấp thôi việc khi nào?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Viên chức 2010, giáo viên là viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc khi:
– Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức;
– Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
– Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
+ Trường hợp làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Báo trước bằng văn bản ít nhất 45 ngày; ít nhất 03 ngày nếu bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục;
+ Trường hợp làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn: Báo trước bằng văn bản ít nhất 03 ngày khi bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, không được trả lương đầy đủ… hoặc không báo trước ít nhất 30 ngày khi bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục làm việc…
Như vậy, giáo viên nghỉ việc theo nguyện vọng sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên.
Cách tính trợ cấp thôi việc của giáo viên
Căn cứ Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trợ cấp thôi việc cho giáo viên được quy định như sau:
Đối với giáo viên làm việc từ ngày 31/12/2008 trở về trước
– Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
– Trường hợp giáo viên được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi giáo viên có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
– Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/ 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
Đối với giáo viên công tác từ 01/01/2009 đến nay
Trợ cấp thôi việc của giáo viên công tác từ năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Cụ thể, Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14).
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.