Quản lý sản xuất là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào?

Tại các doanh nghiệp, để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi sẽ rất cần đến quản lý sản xuất, hạn chế nhiều phát sinh chi phí cũng như rủi ro không đáng có. Vậy quản lý sản xuất là gì? Có những phương pháp quản lý sản xuất nào hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là có trách nhiệm trong việc  đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh được hoàn thành đúng đủ số lượng, chất lượng theo kế hoạch đã đề ra. Trực tiếp tham gia lên kế hoạch tại các khu công xưởng, nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Dựa vào từng quy mô tại từng công ty, trách nhiệm công việc sẽ khác nhau.

Quản lý sản xuất là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào? - Ảnh 1
Quản lý sản xuất là gì?

Xem thêm: Trợ lý sản xuất là gì? Yêu cầu để trở thành trợ lý sản xuất

Quản lý sản xuất cần làm gì?

Ở từng doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc nhỏ thì vai trò quản lý sản xuất cần đảm nhiệm sẽ có sự thay đổi không ít. Dưới đây là một số nhiệm vụ điển hình:

Quản lý sản xuất là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào? - Ảnh 2
Quản lý sản xuất cần làm gì?

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý công nhân sản xuất mà tổ trưởng sản xuất cần biết

Quản lý thiết bị, máy móc 

  • Trong quá trình sản xuất, để đáp ứng máy móc, thiết bị được diễn ra trơn tru cần có kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, để kịp thời sửa chữa các máy móc.
  • Hướng dẫn công nhân, nhân viên sử dụng và bảo quản thiết bị, máy móc đúng cách
  • Đề xuất mua mới các máy móc để tối ưu hoạt động sản xuất hiệu quả nhất

Lên kế hoạch quản trị hoạt động sản xuất

  • Phối hợp cùng bộ phận kinh doanh để phân tích đơn hàng
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng và thỏa thuận về tiêu chí chất lượng, thời gian.
  • Dựa vào thông tin đàm phán với khách và kết quả phân tích sẽ lên kế hoạch, lịch trình sản xuất cụ thể.
  • Tại mỗi đơn hàng sẽ xác định được cầu về nhân sự, nguyên vật liệu, thiết bị phù hợp
  • Thực hiện phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan
  • Theo dõi và giám sát để tránh tồn đọng công việc

Giám sát quá trình sản xuất

  • Phân công công việc cho từng bộ phận trưởng có liên quan
  • Giám sát quá trình làm việc của công nhân
  • Đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch
  • Thực hiện chỉ đạo, sắp xếp tăng ca và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
  • Đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra an toàn
  • Theo dõi và kiểm tra các sản phẩm, nếu bị lỗi sẽ nhanh chóng khắc phục trong thời gian nhanh nhất.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất theo đúng tiêu chí của khách hàng.
  • Bổ sung, sửa đổi các tài liệu hướng dẫn sản xuất
  • Đưa ra các mục tiêu chất lượng sản xuất cụ thể, sau đó giám sát và đánh giá.

Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự

  • Dựa vào tình hình và kế hoạch sản xuất để phối hợp cùng bộ phận nhân sự tuyển dụng thêm nhân sự
  • Tham gia phỏng vấn, lựa chọn ra ứng viên phù hợp với tiêu chí của công việc
  • Thực hiện sắp xếp chức vụ, công việc cụ thể
  • Có kế hoạch tổ chức kiểm tra tay nghề nhân viên định kỳ
  • Bồi dưỡng, đào tạo nhân sự mới và các nhân sự cũ có tiềm năng
  • Thực hiện đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự
  • Đề xuất khen thưởng để thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Để việc quản lý sản xuất được đảm bảo hiệu quả, cần linh hoạt áp dụng 3 phương pháp điển hình sau:

Phương pháp  Đặc điểm 
Sản xuất theo nhóm
  • Không thiết kế quy trình công kệ, bố trí dụng cụ máy móc để sản xuất theo từng loại chi tiết
  • Thường dựa vào các chi tiết đã tổng hợp để làm chung cho cả nhóm
  • Các chi tiết ở cùng một nhóm sẽ được gia công trong cùng một lần điều chỉnh.
Tổ chức dây chuyền
  • Thường có tính liên tục
  • Cần chia nhỏ quá trình sản xuất ở từng giai đoạn nhỏ, theo trình tự hợp lý và chặt chẽ.
  • Tạ mỗi nơi làm việc sẽ được phân công chuyên trách một công việc nhất định.
  • Các dụng cụ, máy móc thiết bị sẽ được trang bị, hoạt động theo chế độ hợp lý
Đơn chiếc
  • Sẽ tổ chức sản xuất theo từng đơn đặt hàng nhỏ hoặc theo từng sản phẩm một
  • Không lập quy trình công nghệ tỉ mỉ cho từng sản phẩm một mà chỉ có quy định công việc chung.

Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào đặc thù của ngành nghề sản xuất cũng như quy mô của công ty sẽ có mô hình tổ chức phù hợp, dưới đây là một số bộ phận chính:

Quản lý sản xuất là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào? - Ảnh 3
Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý công nhân may chuyền trưởng cần biết

Bộ phận quản lý

Bộ phận quản lý là bộ phận đầu não trong quá trình sản xuất, thông thường sẽ nắm các chức vụ như: Giám đốc sản xuất, trưởng hoặc phó phòng sản xuất,….

Trong việc hoạch định tổ chức các hoạt động sản xuất sẽ tham gia tham mưu cho các ban lãnh đạo, để đảm bảo đạt đúng kế hoạch và vận hành hệ thống dây chuyền công nghệ hiệu quả nhất

Bộ phận sản xuất chính

Bộ phận sản xuất chính sẽ giữ trách nhiệm trực tiếp chế tạo ra sản phẩm, hàng hóa. Chế biến các loại nguyên vật liệu thành sản phẩm/hàng hóa chính

Bộ phận sản xuất phụ trợ

Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận nắm giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất chính. Đảm bảo hoạt động chính được diễn ra liên tục và đều đặn, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phân hệ phần mềm quản lý sản xuất để đem đến hiệu quả tối ưu nhất

Bộ phận sản xuất phụ

Bộ phận sản xuất phụ là tận dụng các phế phẩm, phế liệu của hoạt động sản xuất chính tạo ra các sản phẩm/hàng hóa phụ

Bộ phận phục vụ sản xuất

Bộ phận phục vụ sản xuất đảm nhận nhiệm vụ bảo quản, cung ứng và vận chuyển các nguyên nhiên liệu, thiết bị cũng như dụng cụ, thiết bị sản xuất

Với những chia sẻ trên đây của News.timviec về quản lý sản xuất là gì? Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp như thế nào? Mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này, đây là công việc có nhu cầu tuyển dụng rất cao trong thời gian gần đây, hãy theo đuổi nếu bạn có đam mê nhé. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.