Product Owner là gì? Giải mã công việc của một Product Owner
Product Owner là gì? Một khái niệm khá quen thuộc nhưng thực sự để hiểu rõ về nó lại rất hạn chế. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
- Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên
- Cơ trưởng là gì? Những yếu tố để trở thành một cơ trưởng giỏi
Product Owner là gì?
Product Owner là người đảm nhiệm toàn bộ mọi mặt của sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm thương mại hay sản phẩm nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời họ sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu từ sản xuất đến đầu tư, sắp xếp hạng mục. Những hạng mục này cần sự ưu tiên sẽ được đưa vào kế hoạch để phát triển và ngược lại.
Họ là những người có một tầm nhìn, định hướng tốt về các sản phẩm từ ngắn hạn tới dài hạn. Có thể nói Product Owner chính là những người hiểu về sản phẩm nhất, có tiếng nói nhất khi đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến sản phẩm. Trong một số trường hợp họ còn được coi là những khách hàng tiềm năng nhất của chính sản phẩm.
► Cập nhật cẩm nang nghề nghiệp để biết thêm nhiều kiến thức cần thiết
Công việc của một Product Owner là gì?
Công việc của một Product Owner phải đảm nhiệm tương đối nhiều, đặc biệt là trong những hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể gồm có:
- Trực tiếp theo dõi tiến trình sản xuất, hoạt động của sản phẩm
- Tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, điều tra , thu thập những phản hồi của khách hàng để đưa ra những phương án giải quyết hiệu quả.
- Tìm kiếm khách hàng
- Đưa ra những giải pháp hữu dụng, kết hợp cùng đội ngũ UX designer để thiết kế sáng tạo cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới.
- Thực hiện quy trình đánh giá, sắp xếp về mức độ ưu tiên các nhiệm vụ còn tồn đọng và giải quyết triệt để nhất.
- Khi sản phẩm được ra mắt trên thị trường họ sẽ phải theo dõi các chỉ số tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo mức độ tiêu thụ tốt nhất.
- Một Product Owner cần luôn bao quát, chia sẻ, làm công tác truyền thông cho tầm nhìn của sản phẩm
- Họ còn cần phải hiểu được nguyên nhân của sự ảnh hưởng, cũng như xác định được những đối tượng mà sản phẩm cần hướng đến để có cái nhìn chính xác nhất. Đồng thời có thể đưa ra những giải pháp để cải tiến sản phẩm tốt hơn.
- Những Product Owner sẽ là người trực tiếp làm việc với đội ngũ sản xuất để theo dõi những quy trình hoạt động, thực hiện.
- Họ cũng có thể quyền tham gia vào quá trình sản xuất, có những phương án điều hướng cho đội ngũ sản xuất khi nhận thấy những vướng mắc, hạn chế quá trình trì hoãn sản xuất hay sai sót không đáng có.
Những tố chất để có thể trở thành một Product Owner giỏi
Để có thể trở thành một Product Owner giỏi ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn nhất định cần phải có thêm những tố chất sau đây:
Hiểu biết về thị trường và sản phẩm
Việc hiểu rõ về sản phẩm chính là tố chất quan trọng mà một người làm Product Owner cần phải có cho mình. Họ là người đưa ra mọi quyết định về sản phẩm. Muốn làm được điều này người Product Owner nhất định phải trực tiếp tham gia vào quá trình lên kế hoạch, sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường.
Nói về thị trường muốn sức tiêu thụ của sản phẩm cao thì người làm công việc này phải hiểu thị trường đang muốn gì. Tìm ra được những nhu cầu của thị trường, đáp ứng được những điều đó thì còn lo ngại gì về khả năng tiêu thụ của sản phẩm nữa.
Tập trung dành nhiều thời gian cho công việc
Công việc của một Product Owner vô cùng nặng, không những vậy họ còn phải gánh vác trên vai những trọng trách rất lớn. Do đó, khi làm việc cần tập trung tối đa, dành nhiều thời gian thì tiến độ công việc mới được đảm bảo tốt nhất.
Có như vậy, mới có thể nắm chắc được mọi vấn đề về sản phẩm, đưa ra những phương án giải quyết kịp thời, nhanh chóng.
Có kỹ năng thuyết phục, giao tiếp
Trong tất cả các lĩnh vực công việc kỹ năng giao tiếp và thuyết phục đều vô cùng quan trọng và cần thiết và Product Owner cũng không phải ngoại lệ. Họ là người trực tiếp làm việc với đội ngũ sản xuất, khách hàng, đối tác.
Do vậy, người đảm nhận vai trò này nên cần phải truyền tải tất cả những thông tin tốt mới có thể trình bày được ý tưởng của mình với những bên liên quan. Kĩ năng giao tiếp linh hoạt, thuyết phục tốt sẽ hỗ trợ họ rất nhiều trong công việc, kí kết được những bản hợp đồng giá trị, kêu gọi đầu tư cho doanh nghiệp mình.
Khả năng chịu được áp lực công việc
Gánh vác trên vai nhiều công việc, trọng trách quan trọng chắc chắn những Product Owner khó tránh khỏi những áp lực trong công việc. Khi đảm nhận nhiều loại công việc thì áp lực công việc từ nhiều phía luôn đổ dồn lên họ. Những lúc như vậy, rất cần họ sự bình tĩnh, chỉ khi bình tĩnh mới có thể vượt qua được công việc một cách hiệu quả.
Qua bài viết trên chắc độc giả đã hiểu hơn Product Owner là gì rồi đúng không? Đồng thời bài viết còn cung cấp những thông tin hữu ích về công việc này để người đọc có thêm những kiến thức chi tiết hơn.
► Theo dõi thông tin việc làm đang được quan tâm nhất hiện nay