Nội soi là gì? Những điều cần biết trước và sau khi nội soi

Nội soi là phương pháp thăm khám bằng cách đưa ống có gắn đèn và camera vào cơ thể bệnh nhân. Đọc tiếp để hiểu kỹ hơn nội soi là gì nhé!

Nội soi là gì?

Nội soi là phương pháp thăm khám bằng cách sử dụng một ống có gắn đèn và camera đưa vào bên trong cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ sẽ nhìn rõ được các bộ phận bên trong của người bệnh thông qua hình ảnh trên một chiếc màn hình TV và đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Nội soi là một trong những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất và đem lại hiệu quả cao trong số các công nghệ hiện đại được sử dụng trong ngành y tế. (Bạn cũng có thể tham khảo thêm khái niệm nội soi là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY).

Nội soi là gì? Những điều cần biết trước và sau khi nội soi - Ảnh 1
Nội soi là gì?

Phương pháp này không chỉ giúp các bác sĩ nhìn rõ ràng những bộ phận cần thăm khám trong cơ thể bệnh nhân mà thông qua quá trình nội soi, họ còn có thể tìm ra các dị vật có trong cơ thể người bệnh, làm sinh thiết, thực hiện các ca phẫu thuật nội soi khi cần thiết…

►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc làm mọi lĩnh vực cập nhật liên tục.

Khi nào chúng ta cần tiến hành nội soi?

Tiếp nối phần định nghĩa nội soi là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem khi nào thì nên tiến hành nội soi nhé! Nói chung, kỹ thuật nội soi có thể áp dụng cho nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể chúng ta và khi cảm thấy bệnh nhân cần tiến hành nội soi thì các bác sĩ sẽ thông báo ngay tới họ. Dưới đây là một số bộ phận thường được áp dụng kỹ thuật nội soi để thăm khám, phẫu thuật:

  • Đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, đại tràng, trực tràng…
  • Đường hô hấp: mũi (tai – mũi – họng), phế quản
  • Đường tiết niệu: bàng quang
  • Đường sinh sản nữ: phụ khoa, cổ tử cung…
  • Khoang bụng, bên trong khớp, lồng ngực, trung thất… (nội soi thông qua việc tạo một lỗ nhỏ trên cơ thể)
Nội soi là gì? Những điều cần biết trước và sau khi nội soi - Ảnh 2
Khi nào cần nội soi?

Mục đích của việc nội soi

Nội soi là 1 trong những cẩm nang nghề nghiệp mà bất kì bác sĩ nào cũng cần phải biết. Mục đích chính của quá trình nội soi chính là để chụp ảnh/quay phim các bộ phận bên trong cơ thể bệnh nhân để các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán đúng nhất. Nội soi có tính an toàn rất cao, đôi khi có thể gặp một chút vấn đề nhưng thực sự hiếm vô cùng! Ngoài mục đích chính trên thì việc nội soi còn có những tác dụng sau đây:

  • Gắn một vài dụng cụ đặc biệt vào dụng cụ nội soi để lấy sinh thiết hay còn gọi là lấy mẫu nội mô, phục vụ cho quá trình phân tích mô trong phòng thí nghiệm sau đó
  • Xác định vị trí các dị vật, vật thể lạ trong cơ thể bệnh nhân và tiến hành loại bỏ sau đó
  • Xác định vị trí của các khối u để sau đó tiến hành cắt bỏ/loại bỏ
Nội soi là gì? Những điều cần biết trước và sau khi nội soi - Ảnh 3
Mục đích của việc nội soi

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?

Trước khi tiến hành nội soi, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sẽ là nơi bạn tiến hành quá trình nội soi. Với nội soi, bạn không cần phải nhập viện hoặc ở lại bệnh viện trong bệnh viện. Bạn thường chỉ tốn khoảng 1 tiếng đồng hồ ở bệnh viên là hoàn thành quá trình nội soi rồi. Bác sĩ sẽ là người cung cấp cho bạn những hướng dẫn để bạn có thể nội soi an toàn và ít chịu đau đớn nhất có thể
  • Với một trường hợp đặc biệt như nội soi dạ dày chẳng hạn, bạn sẽ phải nhịn ăn uống trước khi thực hiện nội soi. Bạn muốn biết mình phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm thủ thuật và có thể ăn loại thức ăn đặc biệt nào hay không thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ nhé!
  • Những ai đang sử dụng thuốc chữa bệnh thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nội soi xem có nên tạm thời dừng thuốc trước khi nội soi hoặc thay đổi thời gian uống thuốc hay không
  • Nội soi thường được thực hiện khi bệnh nhân đang ở tình trạng tỉnh táo 100% nên bạn sẽ phải chịu ít nhiều đau đớn. Tuy nhiên, đôi khi trong một trường hợp đặc biệt thì bệnh nhân có thể được gây tê cục bộ

Sau khi nội soi xong nên làm gì?

Sau khi tiến hành nội soi xong, tùy vào loại hình nội soi mà các y – bác sĩ sẽ dặn dò bạn chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ví dụ nếu bạn vừa nội soi có gây mê thì sẽ được yêu cầu nghỉ tại phòng hồi sức khoảng từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Bác sĩ cũng sẽ dặn dò bạn khoảng bao lâu thì có thể ăn lại sau nội soi.

Bạn cần phải để ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây thì phải báo ngay cho các y – bác sĩ:

  • Sốt
  • Tức ngực, khó thở
  • Nôn (có thể nôn ra máu)
  • Chảy máu mũi
  • Đau bụng dữ dội và cơn đau kéo dài
  • Phân có màu bất thường ( đỏ, đen…)

Khả năng hồi phục sau nội soi của mỗi người cũng khác nhau. Người vừa tiến hành nội soi cũng cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian còn lại của ngày chứ không nên làm việc , lái xe hoặc làm việc nặng…

Trên đây là bài viết về kỹ thuật nội soi. Bạn chắc hẳn đã hiểu rõ nội soi là gì và những thông tin đến loại kỹ thuật đặc biệt này. Hi vọng đây sẽ những kiến thức hữu ích dành cho bạn.

►►► Khám phá: Tuyển tập những thông báo tuyển dụng hấp dẫn nhất cho các ứng viên hiện nay.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.