Nợ công là gì? Tác động của nợ công đến nền kinh tế chung
Nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ, quốc gia đi vay. Đọc tiếp để có cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm nợ công là gì nhé!
- Vốn điều lệ là gì? Giải đáp 1 số câu hỏi về vốn điều lệ
- Vốn lưu động là gì? Những điều cần biết về loại vốn này
Nợ công là gì?
Nợ công còn có tên gọi khác là nợ quốc gia hay nợ Chính phủ, trong tiếng Anh nó được gọi là “public debt” (thông dụng nhất) hoặc “national debt” hoặc “government debt” tương đương như trong tiếng Việt.
Nợ công chính là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phí quốc gia (mọi cấp từ trung ương đến địa phương) đi vay. Để dễ hình dung và ước lượng về nợ công của 1 quốc gia, người ta thường tính xem nó bằng bao nhiêu % GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của đất nước đó.
Nợ công có nhiều cách phân loại, chúng ta có thể chia nó thành 2 loại nợ trong nước và nợ nước ngoài. Hoặc nó sẽ được phân thành 3 loại: nợ ngắn hạn (< 1 năm), nợ trung hạn (> 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (> 10 năm).
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc làm cập nhật liên tục cho giới trẻ.
Ảnh hưởng của nợ công tới nền kinh tế
Bạn đã hiểu rõ nợ công là gì, vậy bạn có tò mò nó có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế của mỗi quốc gia không? Câu trả lời chính là nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế chung và nó mang lại cả tác động tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động tích cực
- Gia tăng nguồn lực cho Nhà nước: Tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước, đồng thời tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư: Huy động nợ công sẽ giúp Nhà nước tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong cư dân. Các khoản tiền nhàn rỗi của dân được Nhà nước vay lại sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho đồng thời cả khu vực công và tư.
- Tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế: Tiền tài trợ của những nước lớn sẽ là nguồn trợ giúp tuyệt vời dành cho những quốc gia nhỏ hơn, kém phát triển hơn. Việc này cũng sẽ thúc đẩy hợp tác song phương giữa 2 bên và tạo nên mối quan hệ hữu nghị lâu dài.
Tác động tiêu cực
- Có thể trở thành nợ xấu: Nợ công có thể trở thành nợ xấu và gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế của 1 quốc gia. Dĩ nhiên khả năng nợ công trở thành nợ xấu cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực quản lý tài chính của chính quốc gia ấy
- Dễ dẫn tới tham nhũng hoặc lãng phí nếu không quản lý tốt: Nguồn vay quá dồi dào nhưng những người quản lý lại không quản lý chúng 1 cách chặt chẽ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng hoặc thất thoát lãng phí không cần thiết.
►►► Đọc thêm: Cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho người mới ra trường.
Các hình thức vay nợ của Chính phủ
Phát hành trái phiếu Chính phủ
Chính phủ của các quốc gia có thể tiến hành vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ.
Có 2 loại trái phiếu là trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ và trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ.
- Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được cho là không có rủi ro tín dụng bởi khi cần thanh toán, Chính phủ có thể tiến hành tăng thuế hoặc in thêm tiền…
- Còn trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ thì có rủi ro cao hơn do vấn đề tỷ giá hối đoái và Chính phủ có khả năng không có đủ ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ.
Vay trực tiếp
Ngoài cách phát hành trái phiếu, Chính phủ các nước còn có thể tiến hành vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia… Các quốc gia có độ tin cậy tín dụng thấp thường sử dụng hình thức vay tiền này bởi cách phát hành trái phiếu không khả thi đối với họ.
Qua bài viết trên đây, bạn đã thu thập được nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề nợ công như: nợ công là gì, tầm ảnh hưởng của nó, các hình thức vay nợ của Chính phủ. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Khám phá: Những thông tin tuyển dụng part time cho các ứng viên mới ra trường hiện nay.