Những điều cần biết về quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2021
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là một hoạt động sẽ diễn ra định kì đối với người lao động tham gia đóng thuế. Vậy những điều cần biết về hoạt động này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Hạn chót khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 thì hạn chót nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 4/2021 đối với cá nhân khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Riêng đối với trường hợp người lao động có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo Khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC ).
– Đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn hộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 3/2021 hoặc ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Xem thêm: Tiền lương sẽ có những thay đổi nào cho NLĐ kể từ 2021
Trường hợp phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người lao động có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, trừ các trường hợp sau:
– Người lao động có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
– Người lao động có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
– Người lao động được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
Xem thêm: Mức thuế thu nhập cá nhân vẫn tăng cho dù thất nghiệp nhiều
Trường hợp được ủy quyền quyết toán
Theo điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, người lao động trả thu nhập, cụ thể như sau:
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Trường hợp người lao động là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập người lao động theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã nộp
Theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì NLĐ được hoàn thuế thu nhập người lao động trong các trường hợp sau đây:
(1) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
(2) Người lao động đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
(3) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp trên áp dụng đối với những người lao động đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Xem thêm: Những điều người lao động cần biết về phụ cấp lương năm 2021
Trường hợp được yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì trường hợp người lao động đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế nhưng không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thì có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế theo quy định.
Việc cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: người lao động có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN
Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công trong các trường hợp sau đây không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
1. Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.
– Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.
– Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định 126/2020/NĐ-CP (ngày 5-12-2020) thì không xử lý hồi tố.
2. Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
3. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
4. Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công
Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Nguồn: Người Lao Động