Nhà thầu phụ là gì? Trách nhiệm của nhà thầu phụ
Trong xây dựng, ngoài các thuật ngữ phổ biến như: “mời thầu”, “hoạt động đấu thầu”, “Đấu thầu”, thì nhà thầu phụ mặc dù cũng nắm các vai trò quan trọng nhưng thường bị bỏ qua và tìm hiểu không sâu. Để tìm hiểu rõ hơn về nhà thầu phụ là gì? Tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Nhà thầu phụ là gì?
Nhà thầu phụ là người không trực tiếp tham gia đấu thầu nhưng tham gia vào thực hiện các gói thầu đã thỏa thuận và được ký ở hợp đồng với nhà thầu chính. Để có thể thực hiện các công việc của công trình, thường nhà thầu chính sẽ phải ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ, thực hiện các công việc chuyên ngành, khi đó nhà thầu phụ sẽ là bên thứ 3. Nhà thầu phụ sẽ có trách nhiệm với một số công việc như: Cung cấp vật tư, thiết bị, thí nghiệm hiện trường,….
Xem thêm: Nhà thầu là gì? Chủ thầu là gì? Trách nhiệm của nhà thầu
Trách nhiệm của nhà thầu phụ
Nhà thầu phụ sẽ có một số trách nhiệm nổi bật sau:
- Thực hiện hoàn thành một công việc hoặc một nội dung hợp đồng cho nhà thầu
- Khi có vấn đề sẽ chịu trách nhiệm với nhà thầu thuê chứ không phải chịu trách nhiệm gì với chủ đầu tư.
- Có thể làm cùng một nội dung cho nhiều nhà thầu khác nhau, với các dự án khác nhau
- Trong trường hợp, muốn bổ sung công việc mà Nhà thầu chính muốn nhà thầu phụ thực hiện thì cần phải được chủ đầu tư chấp nhận
- Nhà thầu phụ cần thỏa thuận hoặc có hợp đồng nguyên tắc, nếu nhà thầu chính trúng thầu thì mới ký hợp đồng chính thức
- Nhà thầu phụ sẽ được quyền nhận thanh toán đối với giá trị công việc mà mình đã làm khi được nhà thầu chính nghiệm thu
Lưu ý: Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn không có quy định cứng giá trị tối đa mà nhà thầu phụ được đảm nhận trong gói thầu, điều này đồng nghĩa với việc Nhà thầu phụ có thể thực hiện đa số các công việc trong gói thầu, tuy nhiên trách nhiệm toàn diện trước Chủ đầu tư vẫn thuộc Nhà thầu chính.
Quy định về nhà thầu phụ
Cũng là một trong những vị trí quan trọng trong quan hệ đấu thầu, nhà thầu phụ sẽ có một số quy định cụ thể như sau:
Xem thêm: Nhân viên đấu thầu là gì? Mức thu nhập là bao nhiêu?
Quy định về sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu
Căn cứ theo quy định tại tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì quy định về sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được viết như sau:
- Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.
- Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.
- Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.
- Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.
- Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.
Quy định hợp đồng thầu phụ
Theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng thầu phụ là khái niệm chỉ hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
Hợp đồng thầu phụ chính là cơ sở để xác định phạm vi, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia. Đây cũng là cơ sở để xác định được quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu.
Quy định về hợp đồng thầu phụ cần đảm bảo các nội dung sau:
- Khi chủ đầu tư chấp thuận thì các nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách mới được ký kết hợp đồng và tham gia thực hiện gói thầu.
- Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu
- Khi nhà thầu phụ thực hiện thì tổng thầu và nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư
- Nếu nhà thầu chính là người nước ngoài, thì có thể sử dụng nhà thầu phụ nước ngoài nếu xác định được nhà thầu phụ Việt Nam không đáp được yêu cầu của gói thầu.
- Nhà thầu phụ sẽ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu
Tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ
Để lựa chọn ra nhà thầu phụ phù hợp bạn cần dựa vào các yếu tố sau đây:
Xem thêm: Hợp đồng nhân công xây dựng mẫu mới và chuẩn nhất [UPDATE]
- Vị trí của nhà thầu phụ trong ngành
- Nơi hoạt động, làm việc lâu dài nhất
- Khả năng tài chính phù hợp
- Có đầy đủ thiết bị, máy móc để thực hiện công việc đúng cách
- Có kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật
- Tần số về các dự án bị lỗi, không thực hiện hoàn thành đúng tiến độ
Phân biệt nhà thầu phụ và nhà thầu chính
Dưới đây là bảng phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ:
Tiêu chí | Nhà thầu phụ | Nhà thầu chính |
Căn cứ pháp lý | Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT Luật Đấu thầu năm 2013 | |
Khái niệm | Là nhà thầu hợp tác cùng nhà thầu chính thực hiện các gói thầu. Được thực hiện các công việc quan trọng của gói thầu, do nhà thầu chính đã đề xuất trong hồ sơ đề xuất | Là nhà thầu tham dự thầu và là người đứng tên dự thầu, trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được chủ đầu tư lựa chọn. |
Nhiệm vụ |
|
|
Cơ sở phát sinh | Phát sinh khi thực hiện ký hợp đồng với nhà thầu chính | Phát sinh khi ký hợp đồng với chủ đầu tư/tổng thầu. |
Phạm vi chịu trách nhiệm | Chỉ phải thực hiện các công việc đã kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu. Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % theo giá hợp đồng được nêu tại điều kiện | Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện |
Trên đây là những khái quát về nhà thầu phụ là gì? Tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ. Mong rằng với những chia sẻ của News.timviec sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Chúc bạn thành công!