Nghề giáo viên: Cần có tố chất năng lực nào để làm nghề giáo giỏi
Nghề giáo viên từ lâu luôn được xã hội đánh giá là một ngành nghề cao quý. Vậy, ứng viên nghề giáo cần có những tố chất nào để trở thành người thầy giỏi với nghề?
Nghề giáo viên là gì?
Giáo viên là những người làm công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức của từng môn học tới các học sinh, sinh viên. Cùng với đó là giúp đỡ học sinh phát triển tài năng của bản thân. Cùng với đó, các giáo viên cũng sẽ la những người ra đề, kiểm tra, chấm điểm để giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh, sinh viên.
Hiện nay, người làm nghề giáo viên luôn phải có tư duy tự mình nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm với các giáo viên khác trong nhà trường để cùng nâng cao các mục tiêu giáo dục của chung. NGoài ra, các giáo viên còn cần phải giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy để có thể làm tốt nhất nhiệm cụ của nghề giáo viên.
Xem thêm: Chứng chỉ sư phạm nên lựa chọn học bồi dưỡng nghiệp vụ tại đâu
Nhiệm vụ của người làm nghề giáo là gì?
Những nhiệm vụ chính của một người làm nghề giáo viên hiện nay gồm:
- Nhiệm vụ giảng dạy: chuẩn bị nội dung giáo án theo chương trình tổng quân của nhà trường đề ra, đưa ra bài học giảng dạy cho học sinh, tiến hành kiểm tra để đánh giá tiến độ học tập của từng học sinh.
- Nhiệm vụ ngoài chuyên môn: Các giáo viên có thể tham gia hoạt động ngoại khóa như: đi thực địa cùng học sinh, các phong trào đoàn thể của trường. Cùng với đó là giám sát phòng học, tổ chức tốt các khóa học của trường đề ra.
Xem thêm: Bảng lương giáo viên và hệ số, bậc lương cập nhật mới nhất 2021
Ý nghĩa của nghề giáo viên
Được xã hội coi là một nghề cao quý
Nghề giáo luôn được xã hội coi là một lĩnh vực vô cùng cao quý. Ngành nghề này có trách nhiệm đào tạo; cho ra đời thế hệ học sinh để trở thành nguồn lao động có chất lượng cao cho cả nước. Vì vậy, trách nhiệm của người làm nghề giáo là rất lớn trong sự nghiệp trông người của toàn quốc.
Có cơ hội trau dồi, học hỏi
Để có thể trở thành một người làm nghề giáo viên, bạn cần phải làm việc thật sự nghiêm túc, không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng của chính mình. Cùng với đó, một người thầy cũng cần phải là người có sự nhẫn nhịn cao, không cho phép bản thân bất mãn trước học trò để dẫn đến sự tổn thương đáng tiếc.
Giáo viên và giảng viên khác nhau thế nào?
Hiện nay, điều 66, luật giáo dục có hiệu lực từ 2019 có quy định như sau:
“ 1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”
Do đó, khái niệm về giáo viên và giảng viên tuy có vẻ giống nhau như về thực tế, 2 vị trí này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Giáo viên: Là những người giảng dạy ở các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục
- Giảng viên: Là những người giảng dạy các trình độ từ cao đẳng trở lên
Tố chất cần có để trở thành giáo viên giỏi
Chuẩn bị kỹ càng
Việc chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp là điều đặc biệt cần thiết trong nghề giáo. Việc chuẩn bị kỹ không chỉ về giáo trình mà còn về tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn có sự tự tin nhất định. Từ đó, giúp cho học sinh có thể hiểu rõ được hết nội dung bài giảng trong khoảng thời gian có hạn.
Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ càng bài dạy trước khi đến lớn sẽ giúp cho bạn không bị ngắt quãng trong khi giảng dạy. Cùng với đó, quỹ thời gian sẽ được sử dụng một cách hiệu quả.
Khả năng sáng tạo
Đối với những người theo nghề nghiệp giáo viên, việc vận dụng tối đa khả năng sáng tạo của bản thân là việc hết sức cần thiết. Với sự trợ giúp của Internet sẽ là những nguồn tư liệu hết sức quý giá để giúp bạn có thể tạo nên những bài giảng đáng nhớ nhằm giúp cho tiết học trở nên hiệu quả hơn.
Trong quá trình giảng dạy, hãy tự mình xây dựng bài học dành riêng cho từng trình độ học sinh một thay vì phụ thuộc vào sách tham khảo. Mỗi học sinh sẽ có nhu cầu khác nhau, vì thế người theo nghề giáo viên sẽ phải giải quyết được tối đa các nhu cầu này.
Tham khảo: Cẩm nang nghề nghiệp tìm việc làm cho mọi ứng viên
Trên đây là một số điều cơ bản về nghề giáo viên. Hy vọng bai viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều định hướng nghề nghiệp chính xác cho tương lai trong ngành giáo dục rất thú vị này.