Nghề điện dân dụng là gì? Thợ điện cần phải lưu ý điều gì?
Trong quá trình sản xuất hay sinh hoạt hằng ngày, điện dân dụng đối với từng cá nhân và doanh nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp. Để hiểu hơn về nghề điện dân dụng là gì? Mức thu nhập của bao nhiêu? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Nghề điện dân dụng là gì?
Nghề điện dân dụng là nghề thực hiện các công việc như: Lắp đặt, sửa chữa và sản xuất các đồ dùng điện, dây dẫn, các thiết bị liên quan đến điện năng,….Điện dân dụng thường được sử dụng chủ yếu tại các công trình như: Xí nghiệp, nhà dân, công ty,…..Ngoài ra còn được lắp đặt để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, xây dựng với quy mô lớn, nhỏ.
Xem thêm: Điện lạnh là gì? Làm nghề điện lạnh có vất vả không? [Giải đáp]
Hiện nay, có một số loại thiết bị điện dân dụng điển hình như:
- Thiết bị đóng cắt điện
- Thiết bị trong văn phòng
- Thiết bị truyền dẫn điện
- Thiết bị trong lĩnh vực giải trí
- Thiết bị bảo vệ
- Thiết bị trong lĩnh vực giải trí
- Thiết bị trong văn phòng
- ……
Mô tả công việc của thợ điện dân dụng
Dưới đây là nhiệm vụ công việc cơ bản của thợ điện dân dụng:
Xem thêm: Mức lương ngành điện công nghiệp cập nhật mới nhất
- Tiến hành lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện như: Máy phát điện, sửa chữa mạch điện,….
- Vận hành các động cơ, không đồng bộ 3 pha bằng cách lắp đặt đầu dây, bộ phận nhằm tạo chiều quay cho động cơ xoay chiều đảo không gặp vấn đề gì
- Nhận sửa chữa các đồ điện gia dụng như: Tivi, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy quạt,….
- Sửa các cài đặt máy biến áp như: Chỉnh lưu, quấn dây điện, sửa các mạch động,….
- Sửa chữa các đường dây bị đứt như: Đường dây điện, thiết kế các ổ cắm điện, lắp đặt các bảng điện điều khiển,….
- Lắp đặt các đường dây, đèn chiếu sáng, đèn cao áp ở các ngõ, ngách,….
- Lắp các thiết bị đường dây để nhấn kịp thời cho việc báo cháy, chống trộm,….
- Tiến hành sử dụng các máy cắt, khoan, máy cưa để tiến hành đục kim loại.
- Thực hiện điều chỉnh hoạt động của các loại máy biến áp
Mức thu nhập của nghề điện dân dụng là bao nhiêu?
Khi theo đuổi việc làm ngành điện thì bạn sẽ không cần quá lo lắng đến việc sẽ thất nghiệp, bởi vì bất kể là mùa nào cũng cần đến thợ điện lắp đặt. Mức thu nhập của người sửa chữa điện gia dụng được đánh giá là khá cao, cụ thể:
- Đối với người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm: Thu nhập sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng
- Đối với người có chuyên môn cao hơn: Thu nhập sẽ dao động trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng
- Đối với người có thâm niên nhiều năm: Thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng.
=> Tùy vào quy mô nơi làm việc và yêu cầu công việc thì mức thu nhập sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, có thể cao hơn nữa so với mức thu nhập cơ bản phía trên.
Ví dụ:
- Ở mùa hè, nhu cầu lắp đặt tủ lạnh, điều hòa tăng cao
- Ở mùa đông thì các thiết bị điện gia dụng, bình nóng lạnh sẽ có nhu cầu cao hơn
=> Người thợ điện càng nhận sửa chữa nhiều thì thu nhập của họ càng cải thiện tăng cao.
Yếu tố để trở thành một thợ điện dân dụng giỏi
Điều kiện
- Đảm bảo tiêu chuẩn làm việc là 40 giờ và cần làm thêm giờ khi được yêu cầu
- Đảm bảo khả năng làm việc được trên cao
- Làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Phải di chuyển đến nhiều địa điểm xảy ra sự cố điện, có lúc gần có lúc sẽ rất xa
- Làm việc được vào cuối tuần và ban đêm
- Làm việc tại các khu vực nguy hiểm như: Cột điện, ổ điện,….
Kiến thức chuyên môn
- Nắm rõ các kiến thức chuyên môn, các chức năng và cách sử dụng về thiết bị điện dân dụng.
- Trang bị các kiến thức về cảnh báo, điều khiển
- Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện
- Trang bị các kiến thức về an toàn lao động
- Tuân thủ theo các quy trình.
Kỹ năng nghề nghiệp
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động
- Vận hành thành thạo động cơ 3 pha
- Sử dụng các thiết bị đo, thực hiện việc bổ trợ nghề.
- Bảo trì hệ thống điện
Thái độ làm việc
Làm việc trong môi trường khắc nghiệt nên đòi hỏi các thợ điện phải có ý thức thái độ làm việc tốt, mới tạo ra hiệu quả công việc:
- Có khả năng tự chủ, bình tĩnh khắc phục các khó khăn nhanh nhất
- Có khả năng làm việc tỉ mỉ và cẩn thận
- Chăm chỉ tìm tòi, học hỏi các kiến thức công nghệ mới.
- Luôn tuân thủ theo các quy trình làm việc
- Có tinh thần đồng đội đoàn kết, cùng xây dựng và phát triển.
Sức khỏe
Ngoài ý thức thì sức khỏe cũng là yếu tố cần được cải thiện nếu muốn theo đuổi nghề điện dân dụng, bởi thường xuyên phải làm tại những khu vực nguy hiểm, làm việc trên các tòa nhà cao, cần đảm bảo:
- Không sợ độ cao
- Có sức khỏe ổn định làm việc trong thời gian dài
- Không mắc các bệnh về tim mạch hay xương khớp, bệnh hiểm nghèo, run tay, loạn thị,….
Các lưu ý dành cho nghề điện dân dụng
Được đánh giá là nghề phải chịu nhiều áp lực và các trường hợp rủi ro sẽ xảy ra rất cao, nên để đảm bảo an toàn lao động, các thợ điện dân dụng cần đảm bảo những điều sau:
- Đảm bảo thực hiện theo đúng các quy tắc trong ngành
- Chủ động tự bảo vệ chính mình và đảm bảo được an toàn tốt nhất
- Lập kế hoạch lắp đặt khoa học để có thể dễ dàng xử lý các vấn đề hư hỏng một cách chuyên nghiệp và đảm bảo nhất
Trên đây là các thông tin mà News.timviec đã chia sẻ, giải đáp thắc mắc về nghề điện dân dụng là gì? Hy vọng rằng với những điều chia sẻ ở trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về ngành nghề này và có đam mê theo đuổi hãy tìm hiểu thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn nhé. Chúc bạn thành công!