Ngày trái đất là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày Trái đất?
Hiện nay, để thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường rộng rãi trên toàn cầu, có rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tham gia hưởng ứng ngày trái đất với các chiến dịch: dọn rác vì cộng đồng xanh sạch đẹp, tiết kiệm năng lượng mặt trời,… Vậy ngày trái đất là ngày nào? Nếu bạn vẫn còn đang tìm kiếm thông tin về ngày đặc biệt này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày bao nhiêu?
Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao ý thức, giá trị của môi trường tự nhiên. Lần đầu được tổ chức vào 22/4/1970, được khởi xướng bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Hiện nay đã được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất, tổ chức tại hơn 192 quốc gia.
Cái tên “ngày Trái Đất” bắt đầu từ ý tưởng của ông Koenig. Vào năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ngày 22/4 sẽ chính thức là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất. Hiện nay, cũng xuất hiện khá nhiều cộng đồng tổ chức “tuần Trái Đất”, xoay quanh chiến dịch bảo vệ môi trường.
Ngày Trái Đất 2022 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 22/4/2022.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Trái Đất
Nguồn gốc của ngày Trái Đất
Vào năm 1970, Ngày Trái Đất lần đầu được đề xuất tại Mỹ, đến năm 2009 Liên Hợp Quốc đã công nhận đó là một ngày lễ Quốc tế. Có 2 ngày Trái Đất được tôn vinh trong năm 1970:
Xem thêm: Sự cố môi trường là gì? Cách phân loại sự cố môi trường
Đầu tiên là vào 21/3/1970 do John McConnell là người khởi xướng. Tại thành phố San Francisco ở Mỹ đã hưởng ứng và tổng thư ký Liên Hiệp quốc đã chính thức công bố đó là ngày Trái đất Quốc tế.
Ngày thứ hai là vào 22/4/1970 do ông Gaylord Nelson nguyên thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ bang Wisconsin của Mỹ đã phát động, ông ủng hộ là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên về môi trường trên thế giới với gần 20 triệu người tham gia. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”. Vào năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận.
Ý nghĩa của Ngày Trái đất
Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu
Ngày Trái Đất được coi là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống. Trong ngày này, cùng sự chung tay góp sức của các cơ quan, tổ chức trong và phi chính phủ, các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp… diễn ra rầm rộ trên quy mô lớn tại nhiều quốc gia. Thậm chí, tại nhiều nước, đây không chỉ là một sự kiện quốc gia mà đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày mà là trọn vẹn cả tuần.
Mục đích của Ngày Trái Đất được tổ chức là gì?
Ngày Trái Đất không phải tự nhiên được khởi xướng và nhiều người ủng hộ đến thế, bởi nó mang lại cho chúng ta những giá trị và mục đích sau:
Xem thêm: Thiên tai là gì? Những hậu quả khôn lường mà thiên tai mang đến
- Mục đích ngày Trái đất được ra đời là để tôn vinh, yêu thương và nâng niu hành tinh sống, trái đất, đó là lý do mà dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng tạm gác lại mọi công việc riêng tư để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường như: tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thu gom rác thải, làm sạch môi trường, trồng cây xanh….
- Đây là ngày không quá đặc biệt nhưng nó mang lại ý nghĩa rất lớn, quyết định đến sự sống còn của nhân loại. Suy nghĩ và hành động vì tương lai vì sự sống của chính mình thì ngày nào cũng là ngày Trái Đất.
- Hiện nay, tại rất nhiều quốc gia đã hưởng ứng chiến dịch ngày trái đất mỗi ngày, họ hành đồng thiết thực hơn bằng cách: không sử dụng túi nilon, hạn chế dùng bóng bay, không dùng chai nhựa, tiết kiệm điện, nước,…tái tạo lại các loại rác hữu cơ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Không chỉ vào ngày trái đất, mà hàng năm vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3, các nước sẽ thực hiện chiến dịch tắt tất cả các thiết bị điện tử, tắt đèn,….trong vong 1 giờ để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, đẩy lùi thiên tai, biến đổi khí hậu.
Trên đây là các giải đáp chi tiết về câu hỏi ngày trái đất là ngày nào? Mục đích của Ngày Trái Đất được tổ chức là gì? Mong rằng với những chia sẻ trên của News.timviec bạn sẽ có thêm những điều bổ ích. Ngay bây giờ, hãy cùng bắt tay vào hưởng ứng ngày trái đất hằng ngày. Bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!