Tất tần tật về ngành kỹ thuật xây dựng cho sinh viên muốn theo đuổi
Có thể khi nhắc đến Ngành kỹ thuật xây dựng mọi người sẽ chỉ nghĩ đến vất vả áp lực và vô vàn những tính toán khô khan. Cũng đòi hỏi thường xuyên công tác xa nhà, nhưng Ngành kỹ thuật xây dựng không chỉ có như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật liên quan đến Ngành kỹ thuật xây dựng để nghĩ lại suy nghĩ “chê bai” ngành này có đúng hay chưa nhé?
Tổng quan kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là gì?
Kỹ thuật xây dựng bao gồm quá trình tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý và giám sát nghiệm thu các công trình xây dựng theo yêu cầu của khách hàng cũng như đạt theo đúng quy định của pháp luật… Nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của người dân, từ các nhà ở, chung cư, trường học đến bệnh viện, cầu đường và các khu hành chính của nhà nước.
Xem thêm: Mức lương ngành công nghệ thông tin: Những vị trí thu nhập hấp dẫn nhất
Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật xây dựng cũng nắm một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp một phần lớn vào nâng cao năng lực sản xuất, tạo nên một hệ thống tài sản cụ thể và cố định.
Học gì trong ngành kỹ thuật xây dựng?
Đối với bậc cử nhân, sinh viên kỹ sư xây dựng sẽ học từ 4 đến 5 năm với hệ chính quy. Nếu bạn có ý định theo đuổi bằng thạc sĩ sẽ cần thêm 1 đến 2 năm tùy năng lực. Trong những năm đầu tiên, sinh viên kỹ thuật xây dựng sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết của mộ kỹ sư. Trong đó bao gồm:
- Kiến thức cơ sở ngành: Hình học, sức bền của vật liệu, các thành phần địa chất
- Kiến thức về phần mềm thiết kế, tính toán trong xây dựng
- Kiến thức về kết cấu bê tông cũng như kết cấu sắt thép
- Đo đạc xác định kích thước địa vật
- Thủy lực: Nghiên cứu đường vận chuyển lực của nước và các chất lỏng khác
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình trên mặt đất
- Xử lý nền móng và gia cố công trình
Nhờ có những kiến thức được trang bị đầy đủ như vậy, sinh viên sẽ có khả năng đáp ứng các yêu cầu trong xây dựng cũng như có khả năng tiếp thu nền công nghệ mới nhất. Dưới đây là một số chuyên ngành được yêu thích nhất trong ngành Kỹ thuật xây dựng
Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm học trường nào? Thi khối nào?
- Kỹ thuật xây dựng
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
- Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ
- Kỹ thuật xây dựng công trình biển
- Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
- Kinh tế xây dựng
- Quản lý xây dựng
- Kỹ thuật tài nguyên nước
- Kỹ thuật cấp thoát nước
Các khối thi ngành Kỹ thuật xây dựng
Ngành Kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7580201
Công nghệ kỹ thuật xây dựng có mã ngành là 7510103
Được xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- A04 (Toán, Lý, Địa)
- A10 (Toán, Lý, GDCD)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- C01 (Văn, Toán, Lý)
- C02 (Văn, Toán, Hóa)
- C14 (Văn, Toán, GDCD)
- C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D07 (Toán, Hóa, Anh)
- D09 (Toán, Sử, Anh)
- D84 (Toán, GDCD, Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Tố chất trở thành kỹ sư xây dựng
Yêu cầu đầu tiên không riêng gì ngành nghề nào chính là niềm đam mê yêu thích. Công việc được làm với tâm huyết sẽ luôn có kết quả tích cực và lạc quan hơn. Thứ hai, muốn trở thành một kỹ xư xây dựng bạn cần có khả năng chịu áp lực cao, khả năng kiềm chế cảm xúc lớn, thật sự không phải ai cũng có thể làm việc xa nhà. Thứ ba, học tốt các môn khối tự nhiên. Thứ tư, khả năng thích ứng môi trường cao, làm việc nhóm tốt. Điều cuối cùng không kém phần quan trọng chính là thích vẽ vời, thiết kế, thích mày mò và có tính sáng tạo vô cùng cao.
Học kỹ thuật xây dựng ở đâu?
Trước khi bắt tay vào xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai, các bạn phải lựa chọn một mảnh đất đầy hứa hẹn. Đó chính là lý do mà các bạn nên xem xét và lựa chọn trường đại học có kinh nghiệm thâm niên trong đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng, xứng đáng để bạn chọn mặt gửi vàng.
Trong số rất nhiều những trường đại học đào tạo Ngành Kỹ thuật xây dựng, các bạn có thể tham khảo một số trường như: Đại Học Kiến Trúc, Học Xây Dựng, Đại học Bách khoa, Đại Học Thủy lợi,…
Lý do nên theo học Ngành Kỹ thuật xây dựng
1. Thỏa sức sáng tạo, theo đuổi đam mê
Nếu như bạn là một người đam mê Kỹ thuật xây dựng, lại yêu thích du lịch đây đó thì đây đích thực là ngành học lý tưởng cho bạn. Bên cạnh đó, cùng với kiến thức chuyên môn về thiết kế và thi công, bạn cũng sẽ được đào tạo chuyên nghiệp trong suốt thời gian học đại học, kế đó bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo trong chính các bản thiết kế do chính tay bạn vẽ nên.
Xem thêm: Ngành bất động sản học trường nào chất lượng nhất? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
2. Nghề nghiệp gắn liền với sự phát triển của xã hội
Xây dựng là nghề đã gắn liền với truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Đời sống kinh tế phát triển, xây dựng đơn thuần đã mở rộng thành kỹ thuật xây dựng cùng với vô vàn những yêu cầu mới lớn hơn về nội thất lẫn decor. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Xây dựng sẽ luôn luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
3. Ngành nghề luôn “thiếu thốn” nguồn nhân lực
Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam. Cùng với sự dịch chuyển từ Nông Nghiệp sang Công Nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ, xã hội đòi hỏi một nguồn lớn kỹ sư xây dựng để có thể đáp ứng được toàn bộ đòi hỏi về công trình, cơ sở hạ tầng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Do đó, chỉ cần tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng, cơ hội việc làm dành cho bạn là vô cùng lớn, thậm chí còn có thể nhận được một vị trí xịn xò với mức lương khủng.
4. Học phí vừa tầm, không cao
Theo thống kê cho thấy, đối với những ngành Kỹ thuật xây dựng, học phí mỗi năm là không cao. Đặc biệt là trường ĐHQG – HCM, học phí sẽ chỉ dao động từ 6 triệu/1 kỳ. Kèm theo đó, trường cũng đảm bảo ký túc xá cho 100% sinh viên có nhu cầu cùng với vô vàn những suất học bổng dành riêng cho những sinh viên có thành tích cao trong học tập hay những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng học tập tốt.
Việc lựa chọn được một ngành học phù hợp để tìm một công việc ổn định là mong muốn của rất nhiều các bạn tân sinh viên, nhưng nó thực sự không phải là một chuyện dễ dàng. Ngoài việc cân bằng giữa năng lực học tập và nguyện vọng, bạn còn phải xem xét đến khả năng xin việc sau khi ra trường. Thế nên, nếu như bạn đã có sẵn đam mê sáng tạo kỹ thuật, còn ngần ngại gì mà không đến với Ngành Kỹ thuật xây dựng, top đầu những ngành có khả năng xin việc cao nhất.
Trên đây là tất tần tật những gì chúng tôi tổng hợp được về ngành Kỹ thuật xây dựng, hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn, chúc bạn thành công. Cảm ơn các bạn vì đã theo dõi bài viết.