Networking là gì? “Nắm gọn” 4 bước giúp bạn nâng cấp kỹ năng Networking
Networking là gì? Các bước giúp nâng cao kỹ năng Networking là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này cũng như những kỹ năng Networking qua bài viết dưới đây nhé!
Networking là gì?
Networking là mạng lưới mối quan hệ của một cá nhân trong cuộc sống, đây được xem là kỹ năng cần thiết để xây dựng quan hệ với những người xung quanh. Đem lại những cơ hội được học hỏi, thăng tiến, trau dồi kinh nghiệm thực tế. Nó là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ trong công việc nội bộ đơn giản với 5 cách sau
Networking được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như việc bạn xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác hay đơn giản là việc bắt chuyện với một người nào đó. Trong mọi hoàn cảnh, nếu bạn cần sự hỗ trợ hay giúp đỡ từ ai thì lúc đó kỹ năng Networking sẽ trở nên rất cần thiết.
Các kỹ năng Networking hiệu quả
Dưới đây là các kỹ năng networking mang đến hiệu quả cao:
Xem thêm: Đối tác là gì? Những điều cần biết về quan hệ đối tác
Chọn lựa những địa điểm hợp lý để Networking
Kỹ năng networking sẽ phát huy tác dụng khi bạn lựa chọn gặp gỡ, giao lưu trực tiếp thay vì là qua email hoặc tin nhắn. Hãy lựa chọn gặp gỡ, giao lưu tại các địa điểm cụ thể, tùy vào chức vụ, vị trí công việc và nhu cầu kết giao của bạn thì địa điểm sẽ khác nhau
Ví dụ:
- Nếu bạn đang kinh doanh: Có thể lựa chọn tham gia các sự kiện, chương trình có liên quan đến lĩnh vực mình làm => Không chỉ mở rộng đối tượng khách hàng, đối tác mà còn tìm kiếm được nhiều cơ hội mới.
- Nếu bạn là ứng viên tìm việc: Có thể tham gia các chương trình tuyển dụng, talk show về nhu cầu lao động hay ngày hội việc làm => Sẽ là nơi bạn có thể tương tác, gặp gỡ nhiều người trong lĩnh vực bạn làm cũng như tìm cho mình vị trí công việc uy tín.
Tập trung đến chất lượng thay vì số lượng
Khi đã lựa chọn địa điểm hợp lý, thì việc lựa chọn lựa chọn ai nói chuyện? Nói chuyện với nhiều hay ít người cũng rất quan trọng. Trên thực tế, việc đi vòng quanh bắt tay và trò chuyện với quá nhiều người sẽ không mang đến hiệu quả cao bằng việc bạn chỉ dành thời gian tìm hiểu với một số người mà bạn thực sự ấn tượng. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về đối phương và có thể xây dựng, hợp tác lâu dài
Phong thái tự tin
Khi tham gia sự kiện, với sự xuất hiện của nhiều người có địa vị, sẽ không tránh khỏi cảm giác rụt rè, lúng túng. Đặc biệt là đối với các bạn hướng nội và hay ngại sẽ không được sôi nổi, hòa nhập nhanh chóng. Chính vì thế, cần trang bị phong thái tự tin bằng cách:
- Chuẩn bị trước một bài giới thiệu về bản thân, có thể tập luyện trước ở nhà thì càng tốt => Sự chuẩn bị sẽ giúp cho bạn tự tin hơn, không mắc phải lúng túng, mạnh dạn kết giao và nói chuyện với mọi người.
- Lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với sự kiện
- Luyện tập cách chào hỏi, bắt tay với người mới
Luôn theo dõi và giữ liên lạc
Khi tìm được người thực sự hợp và có kết nối tốt, sau khi tham gia sự kiện hãy cố gắng theo dõi và liên hệ với họ thường xuyên để câu chuyện không đi vào quên lãng
4 bước giúp bạn “nâng cấp” kỹ năng Networking của mình
Với tầm quan trọng của Networking, ngoài biết đến các kỹ năng thì việc nâng cao chúng cũng rất cần thiết, cùng tham khảo các bước sau nhé:
Xem thêm: Những lý do khiến bạn thất bại khi mở rộng mối quan hệ trong công việc
Bước 1: Kết giao
- Từ việc lựa chọn những người kết giao phù hợp, bạn hãy mở rộng vùng kết giao ra lớn hơn, đóng vai trò rất lớn không chỉ tạo ra đa dạng cơ hội mà còn thay đổi nhận thức của bạn.
- Để làm được điều trên, hãy mạnh mẽ bước ra khỏi vùng an toàn của mình, chủ động hơn trong một mối quan hệ. Tạo cho mình phong thái tự tin, tích cực để đón nhận những điều mới mẻ nhất mà không gặp tình trạng bối rối.
- Ngoài ra, hãy tự điều chỉnh ngôn ngữ, hành vi sao cho phù hợp với từng đối tượng tiếp cận để gây ấn tượng tốt với đối phương
Bước 2: Duy trì các mối quan hệ
Networking chỉ thực sự chất lượng khi bạn có khả năng duy trì tốt mối quan hệ đã liên kết. Bởi cuộc sống bận rộn ở mỗi người, nên đôi khi vì guồng quay cuộc sống mà lãng quên đi nhiều mối quan hệ cũ:
- Hãy lưu giữ lại thông tin của đối phương
- Tận dụng các nền tảng MXH để trò chuyện và liên lạc với những mối quan hệ tốt
- Dành thời gian theo dõi, quan tâm và tương tác với họ để thể hiện được sự quan tâm của mình
- Vào những dịp đặc biệt hay những lần họ đạt thành tựu hãy dành lời chúc, lời động viên,…
- Trường hợp nếu được đối phương hỗ trợ, giúp đỡ hay dành lời cảm ơn với họ
- Thường xuyên liên lạc gặp mặt trực tiếp để tăng kết nối
Bước 3: Nuôi dưỡng
Đây là bước khá khó khăn, nhưng biết cách thì bạn sẽ dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ bền vững, chất lượng:
- Cần hạn chế tối đa những mâu thuẫn xảy ra khi xây dựng networking
- Học cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề giữa hai bên thật ôn hòa nhất
- Tôn trọng và lắng nghe đối phương
- Nên chủ động nhiều hơn, không nên chờ đợi cơ hội hoặc sự quan tâm từ ai nếu bạn luôn thờ ơ và không đầu tư vào mối quan hệ đó
- Xây dựng một niềm tin vững chắc với đối phương
- Tạo môi trường để hai bên đều được học hỏi, phát triển lợi ích chung.
Bước 4: Khai thác, chia sẻ các mối quan hệ
- Để nhận được sự chia sẻ, bạn hãy là người chủ động giới thiệu bạn bè với nhau, việc chia sẻ networking với người khác là một superconnector. Khi bạn sẵn sàng cho đi cũng là lúc bạn nhận lại được nhiều hơn.
- Đôi khi những người mà bạn được giới thiệu lại sẽ mang đến những cơ hội hợp tác, cơ hội trong cuộc sống tuyệt vời. Đây cũng là cách để bạn tạo ra thương hiệu cá nhân cho mình một cách tốt đẹp trong mắt mọi người.
Có thể nói, mở rộng networking chính là mở ra cơ hội lớn để đưa bạn nhanh chóng chạm đến thành công. Mong rằng với những chia sẻ của News.timviec, bạn có thể nắm rõ được Networking là gì? Những bước đơn giản để nâng cao kỹ năng này. Chúc bạn thành công!