Kỹ sư điện tử viễn thông là gì? Mức lương ngành kỹ sư viễn thông
Kỹ sư điện tử viễn thông là gì? Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông là bao nhiêu? Đây chính là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang muốn ứng tuyển kỹ sư ngành này. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Tìm hiểu ngành kỹ sư điện tử viễn thông
Kỹ sư điện tử viễn thông là gì?
Kỹ sư điện tử viễn thông trong Tiếng Anh được gọi là Electrical Telecommunications Engineer. Họ là những người làm công việc quản lý, sử dụng và điều khiển những thiết bị điện tử phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm và truyền thông tin của con người như hệ thống vệ tinh, ăng ten truyền tín hiệu, hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển, TV, máy tính, điện thoại…
Công việc của kỹ sư điện tử viễn thông
Trở thành kỹ sư điện tử viễn thông, bạn sẽ có vô vàn những công việc, nhiệm vụ phải hoàn thành, bao gồm:
- Cài đặt và quản lý hệ thống an ninh mạng cho toàn bộ hệ thống
- Quản lý và chịu trách nhiệm cài đặt, bảo trì và nâng cấp các hệ điều hành, phần mềm, phần cứng của nội bộ công ty đồng thời xử lý các vấn đề hoặc lỗi phát sinh
- Chịu trách nhiệm cài đặt cấu hình Server
- Tham gia thiết kế, cài đặt và vận hành cũng như kiểm tra và bảo trì hệ thống mạng LAN, WAN, VPN, Firewall, Server Room, Servers Application, DNS/ DHCP/AV/UPS/NAP đồng thời đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt, không gặp trục trặc
- Chịu trách nhiệm các phần như thiết kế, thi công, nghiệm thu, bản vẽ hoàn công… của các dự án
- Set up hệ thống phần cứng, phần mềm, máy chủ, mạng, ứng dụng…
- Đảm bảo độ an toàn và ổn định của hệ thống mạng
- Theo dõi và cập nhật thường xuyên cũng như không quên báo cáo tình trạng của hệ thống mạng
- Xử lý mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật, lên kế hoạch và thực hiện bảo trì khi cần thiết, hỗ trợ khách hàng khi có yêu cầu
- Tham gia xây dựng các quy trình và quy định, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm
- Thiết kế mạch điện tử và lập trình chip vi xử lý
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, các ý tưởng sáng tạo phù hợp với tình hình công việc
Tố chất mà kỹ sư điện tử viễn thông cần có
Năng động, sáng tạo, nhạy bén
Điện tử viễn thông là một ngành lớn mạnh không ngừng, vì vậy người học ngành này phải có tư duy tốt; có sự năng động, sáng tạo; đam mê nghiên cứu, học hỏi; nhạy bén với mọi biến đổi của thời cuộc, nắm bắt được và áp dụng chúng ở Việt Nam để ngành điện tử viễn thông ngày càng phát triển hơn nữa.
Kiên nhẫn và yêu nghề
Ngành này có độ phủ sóng cao và cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài, chính vì lẽ đó mà người muốn gắn bó với nghề kỹ sư điện tử viễn thông phải có tính nhẫn nại, kiên trì và luôn vững vàng trước sóng gió để có thể đối phó với mọi tình huống xảy ra.
Điều quan trọng hơn cả là bạn phải thực sự đam mê với nghề, phải yêu công việc của mình đồng thời phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu ấy. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn.
Khả năng ngoại ngữ
Thành thạo Tiếng Anh sẽ là một ưu thế lớn khi bạn đảm nhiệm công việc kỹ sư. Muốn cập nhật toàn bộ mọi chuyển biến về công nghệ trên thế giới thì bạn cần phải có khả năng đọc – hiểu Tiếng Anh tốt, nếu bạn thành thạo cả tiếng Đức, Pháp hay các ngoại ngữ khác thì càng tuyệt vời hơn. Vì vậy nếu bạn đang là sinh viên ngành Điện tử viễn thông thì hãy đầu tư học ngoại ngữ ngay hôm nay vì đó sẽ là công cụ trợ giúp hoàn hảo cho công việc của bạn sau này.
Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông
Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông là bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người học ngành này hoặc muốn gắn bó với nghề thắc mắc. Mức lương của các kỹ sư ngành điện tử viễn thông có thể nói là tương đối hấp dẫn.
Một kỹ sư điện tử viễn thông mới ra trường cũng có thể nhận được mức lương từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với những người có vài năm kinh nghiệm thì số tiền có thể rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Thậm chí không ít người còn nhận được mức thu nhập “khủng” 2000 USD, tương đương 45 – 46 triệu đồng/tháng.
Nói chung mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông có thể thay đổi tùy theo trình độ chuyên môn, năng lực, quy mô doanh nghiệp hoặc tính chất công việc. Nhưng nhìn chung đây vẫn là một ngành nghề có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
▶▶▶XEM THÊM: Thông tin ứng tuyển các vị trí việc làm kỹ thuật cơ điện
Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
Học ngành điện tử viễn thông là một sự lựa chọn sáng suốt bởi ra trường bạn có thể kiếm được những công việc khiến bao người mơ ước với mức thu nhập cao, nhiều đãi ngộ hấp dẫn và vô vàn cơ hội tốt. Dưới đây danh sách một số công ty và vị trí mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông.
Lĩnh vực viễn thông
– Công ty: Viettel, Vinaphone, Mobifone, FPT telecom, VNPT, Samsung, Huawei, Oppo…
– Vị trí công việc: Quản lý mạng, thiết kế và tối ưu mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông
Lĩnh vực phần mềm
– Công ty: FPT software, Viettel software, trung tâm nghiên cứu phát triển Samsung, Toshiba, Vinagames…
– Vị trí công việc: test phần mềm; thiết kế và viết chương trình cho máy tính, điện thoại di động, ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số, robot…
XEM THÊM: 7 kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc cho người mới ra trường [TIPS]
Lĩnh vực điện tử
– Công ty: VNPT technology, Viettel R&D, trung tâm nghiên cứu phát triển Mobifone, Dolphin Vietnam, Intel, Samsung electronics, LG, Panasonic, Dasan, Humax…
– Ví trí công việc: thiết kế các thiết bị điện tử và vi mạch, test vi mạch
Lĩnh vực y thiết bị y tế
– Các công ty: Siemens , Omron và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước.
– Vị trí công việc: Thiết kế hệ thống thông tin y tế, vận hành thiết bị y tế.
Lĩnh vực hàng không vũ trụ
– Công ty: Các hãng hàng không Vietnamairlines, VietJet Air, Jestar Pacific, Bamboo Airways…; các trung tâm quản lý bay; các trường đại học và các viện nghiên cứu về hàng không – vũ trụ…
– Vị trí công việc: vận hành và quản lý hệ thống dẫn đường và kiểm soát không lưu, sửa chữa và bảo trì – bảo dưỡng các thiệt bị điện tử trên máy bay khi cần thiết…
Lĩnh vực phát thanh truyền hình – đa phương tiện
Sinh viên ngành điện tử viễn thông có thể chọn làm việc tại các đài truyền hình quốc gia, các đài truyền hình và đài phát thanh ở các tỉnh, thành phố lớn.
Qua bài viết này, bạn đã nắm được khái niệm, công việc, cơ hội việc làm và đặc biệt là mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông. Với những hiểu biết này, hi vọng bạn sẽ luôn gặt hái được nhiều thành công trong nghề điện tử viễn thông bạn nhé!