Kiểm toán Nhà nước là gì? Chức năng nhiệm vụ ra sao?
Kiểm toán nhà nước là cơ quan nhà nước thực hiện kiểm toán quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Để có thể hiểu rõ hơn về kiểm toán nhà nước là gì cũng như quyền hạn thế nào thì chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Kiểm toán nhà nước là gì?
Định nghĩa về kiểm toán viên Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 2013 như sau: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công“.
Luật kiểm toán nhà nước cũng đã đưa ra những chức năng rất rõ ràng gồm: đánh giá, xác minh và đưa kiến nghị về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Những điều luật hay quy định của kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước sẽ do cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam là Quốc Hội đề ra.
► ĐỌC THÊM: Tổng hợp những kiến thức ngành nghề hữu ích nhất giúp bạn tự tin tìm việc
Đâu là những chức năng kiểm toán nhà nước cơ bản hiện nay?
Kiểm toán sẽ được phân thành 3 loại chính là: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và độc lập. Mỗi loại kiểm toán sẽ có những chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau. Với kiểm toán viên nhà nước những nhiệm vụ cần thực hiện sẽ bao gồm như sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm toán theo định kì hàng năm và nộp những báo cáo đó cho Quốc Hội phê duyệt trước khi đi vào thực hiện kế hoạch.
- Trình lên cơ quan cấp cao ý kiến về hoạt động kiểm toán để Quốc Hội xem xét, đưa ra những quyết định về dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách trung ương.
- Tham gia vào các hoạt động của cơ quan Quốc hội, Chính Phủ để thực hiện nhiệm vụ xem xét các dự toán ngân sách nhà nước. Đồng thời kiểm tra các phương án phân bổ, điều chỉnh ngân sách.
- Tham gia vào các hoạt động giám sát thực hiện luật, các nghị quyết được ban hành
- Tham gia các hoạt động của cơ quan Quốc Hội khi có yêu cầu về các vấn đề trong việc xây dựng, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
- Tổng hợp và tiến hành thực hiện các báo cáo kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Tiến hành mở những buổi giải trình về các kết quả kiểm toán đã thực hiện được
- Mở những buổi họp để công bố một cách công khai những báo cáo kiểm toán, báo cáo kết quả tổng hợp kiểm toán năm.
- Bảo mật, lưu trữ tất cả các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến quá trình kiểm toán tất cả các năm an toàn, cẩn thận.
- …
Bên cạnh đó cơ quan kiểm toán nhà nước còn thực hiện nhiều những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Quốc Hội giao phó. Việc tiến hành nhiệm vụ kiểm toán cần phải luôn đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng để không xảy ra những vấn đề tranh chấp không cần thiết.
Quy định về quyền hạn đối với kiểm toán viên nhà nước
Trong tất cả các cơ quan về kiểm toán thì kiểm toán viên nhà nước chính là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong lĩnh vực này. Những quyền hạn mà cơ quan kiểm toán nhà nước có được bao gồm:
- Có quyền yêu cầu những đơn vị, cơ quan được kiểm toán phải đưa ra đầy đủ những văn bản, giấy tờ cần thiết, chính xác để phục vụ cho nhiệm vụ.
- Sau khi đưa ra được kết luận cuối cùng của quá trình kiểm toán thì có quyền yêu cầu những đơn vị được kiểm toán phải thực hiện theo những kết luận đó. Những yêu cầu đó sẽ bao gồm: giải pháp khắc phục sai phạm, xử lý sai phạm, khắc phục tình trạng yếu kém trong quá trình hoạt động.
- Có quyền thực hiện theo quy định của pháp luật với những đơn vị không chấp hành theo kết luận kiểm toán, có thái độ phản đối, không chấp hành.
- Kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý những sai phạm của những tổ chức, cá nhân, cơ quan được kiểm toán.
- Đưa ra yêu cầu đề nghị những đơn vị có thẩm quyền xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức có ý cản trở công việc kiểm toán.
Khi nào có thể tiến hành kiểm toán ?
Việc thực hiện kiểm toán sẽ dựa theo quyết định, yêu cầu đến từ ban lãnh đạo Quốc Hội, Chính Phủ, … Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng của tổng kiểm toán nhà nước. Hoạt động kiểm toán được diễn ra định kì hàng năm theo kế hoạch, đến thời gian thực hiện sẽ được tiến hành
Thời hạn của hoạt động kiểm toán sẽ không được phép kéo dài quá 60 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được quy định ở khoản 3 Điều 118. Trong những trường hợp mà việc kiểm toán gặp khó khăn không thể nhanh chóng hoàn thành có thể gia hạn thêm nhưng sẽ không được phép quá 30 ngày.
► KHÁM PHÁ: Hàng ngàn thông báo tuyển dụng HOT nhất trên thị trường lao động hiện nay đang chờ bạn nộp đơn ứng tuyển
Vai trò của kiểm toán viên nhà nước đối với các doanh nghiệp
Kiểm toán viên nhà nước đối với các doanh nghiệp mang một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề kiểm soát những hoạt động sử dụng tài sản công. Việc kiểm toán sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhận ra được các sai phạm hay những vấn đề tồn đọng khiến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trở nên yếu kém.
Bên cạnh đó, cũng là cách để có thể kiểm soát các vấn đề sử dụng ngân sách, tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế được việc tham ô, làm số liệu trái pháp luật để được hưởng tiền trái quy định. Giúp nhà nước nắm rõ được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong suốt một năm làm việc.
Công việc kiểm toán nhà nước
Để có thể làm việc trong bộ máy cơ quan kiểm toán nhà nước không hề đơn giản. Những ứng viên tham gia ứng tuyển cần phải trải qua các kì thi năng lực khi cơ quan kiểm toán nhà nước tuyển dụng. Muốn trở thành một phần của tổ chức này những người tham gia ứng tuyển cần phải trang bị cho bản thân mình đầy đủ những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.
Hiện nay, tuyển dụng kiểm toán nhà nước sẽ được công bố công khai, rộng rãi trên website của cơ quan. Vậy nên, nếu những người có nhu cầu, tự tin vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân thì có thể mạnh dạn tự tin thi tuyển nhé!
Bài viết trên chúng tôi đã chúng tôi cho bạn đọc những thông tin liên quan đến ngành kiểm toán. Nếu bạn tự tin vào kiến thức, năng lực bản thân hãy ngay chóng ứng tuyển kẻo lỡ những cơ hội việc làm tốt. Bạn có thể THAM KHẢO thêm những vị trí tuyển dụng khác ngành kiểm toán tại: https://timviec.com.vn/ke-toan-kiem-toan.