Kiểm soát nội bộ là gì? Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp, giúp đơn vị kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy kiểm soát nội bộ là gì? Vai trò, chức năng và bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát này ra sao? Cùng News.timviec tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Sách lược là gì? Tầm quan trọng sách lược trong quản lý điều hành
- Thỏa ước lao động tập thể là gì? Những điều cần nắm chắc
Kiểm soát nội bộ là gì?
Kiểm soát nội bộ có tên tiếng anh là Internal Controls. Đây là một trong những cụm từ chuyên ngành quen thuộc đối với hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Đó là một thành phần quan trọng trong bộ máy tổ chức ở các công ty, nhằm mục đích ngăn ngừa những gian lận trong nội bộ doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ nhân viên đến các phòng ban để giảm thiểu tối đa vấn đề thất thoát tài sản không rõ lý do.
Vai trò và chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ
Các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng lên hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm:
- Hạn chế những rủi trong trong kinh doanh, ví dụ như chất lượng sản phẩm suy giảm, giá thành tăng hay tiến độ kế hoạch chậm trễ…
- Đảm bảo số liệu kế toán và báo cáo tài chính có tính chính xác cao
- Ngăn ngừa trường hợp tài sản bị mất cắp, hư hỏng, hao hụt…
- Giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đúng nội quy công ty và quy định của pháp luật
- Giúp tối ưu hóa nguồn lực để đạt được chỉ tiêu đề ra
- Nâng cao sự tin tưởng với các nhà đầu tư, củng cố mối quan hệ tốt đẹp.
Những quy tắc trong hoạt động kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ của một công ty, doanh nghiệp thường hoạt động dựa trên các quy tắc:
- Các báo cáo tài chính chính xác đủ tin cậy.
- Các hoạt động phải có hiệu quả.
- Các hoạt động trong quá trình kiểm soát cần phải tuân thủ mọi nội quy và luật doanh nghiệp.
Mọi hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp cần phải được kiểm tra kỹ càng chặt chẽ để đảm bảo được độ tin cậy, dễ dàng kiểm soát được thông tin.
Theo quy định về kiểm soát nội bộ, quá trình lập báo cáo tài chính cần kèm theo những báo cáo. Những thông tin báo cáo kiểm toán độc lập từ các công ty, doanh nghiệp có uy tín và có kinh nghiệm để chứng minh được việc quá trình kiểm soát đạt yêu cầu.
► Theo dõi: Cẩm nang kiến thức ngành nghề để có kỹ năng cần thiết trong công việc
5 bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ được tạo nên từ 5 yếu tố bao gồm:
- Môi trường kiểm soát: Được tạo ra bởi quản lý thông qua cách thức điều hành và kế hoạch công tác và tính trung thực, tính đạo đức và cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức, chính sách quy chế và quy trình, thủ tục kiểm soát.
- Quy trình rủi ro: Có thể xác định bằng các khu vực các mối rủi ro lớn có nguy có gây tổn hại cho hoạt động doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cần phải kiểm soát chặt chẽ để không mắc rủi ro.
- Hệ thống giám sát: Các hệ thống là nhiệm vụ giám sát và đánh giá cần phải được quản lý theo đúng quy định. Trực tiếp Ban giám đốc sẽ thực hiện quá trình đánh giá định kỳ và đảm bảo các hoạt động kiểm soát để đảm bảo an toàn không xảy ra rủi ro.
- Hệ thống thông tin truyền thông: Các hệ thống nắm nhiệm vị thông tin và kế hoạch cần có nhưng ý tưởng và quy trình lựa chọn hình thức truyền thông thực tế và thiết thực quan trọng với hệ thống.
- Quá trình kiểm soát: Mọi hoạt động xảy ra trong quy trình kiểm soát của doanh nghiệp
Quy trình kiểm soát nội bộ
Để hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành có hiệu quả và thực hiện đúng trách nhiệm công việc thì bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Cập nhật thường xuyên trao đổi mọi thông tin và chính sách, thủ tục cho nhân viên nắm rõ trong các cuộc họp nội bộ hoặc mail để nắm rõ quy trình.
- Đánh giá định kỳ những rủi ro độ kiểm soát để bảo vệ được tài chính và hồ sơ để tránh rủi ro.
- Ban giám đốc trực tiếp chịu trách nhiệm đảm bảo cho nhân sự quen thuộc với những quy trình, chính sách đổi mới.
Kỹ năng cần có của nhân viên kiểm soát nội bộ
Để trở thành một nhân viên kiểm soát nội bộ, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng sau:
Kiến thức chuyên môn
Đối với vị trí này nhất định bạn phải có kiến thức chuyên môn đủ tốt, đặc biệt với ngành kế toán, kiểm toán. Cùng với đó bạn cũng cần có thêm những chứng chỉ như MBA, CFA… để nâng cao cơ hội công việc của mình.
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng này vô cùng quan trọng đối với một nhân viên kiểm soát nội bộ. Nếu có khả năng phân tích thị trường, đối thủ, người tiêu dùng và tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì bạn có thể dự đoán được cơ hội và rủi ro trong tương lai để có kế hoạch công việc phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp
Đối với một số doanh nghiệp, đôi khi người kiểm soát viên sẽ phải làm việc với cơ quan kiểm toán bên ngoài. Điều này đòi hỏi họ cũng phải có kỹ năng giao tiếp tốt để công việc diễn ra trôi chảy và thuận lợi hơn.
Từ những chia sẻ thực tế trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm kiểm soát nội bộ là gì cũng như các vấn đề liên quan. Nhờ đó mà bạn có thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong công việc thực thi đúng pháp luật.
► Khám phá những tin tức việc làm mới nhất hiện nay để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn.