Kế toán công trình là gì? Mô tả công việc kế toán công trình
Kế toán công trình là công việc được rất ưa chuộng trong lĩnh vực kế toán bởi cơ hội việc làm đa dạng. Vậy để có thể trở thành một kế toán công trình thì bạn cần những yếu tố gì? Để hiểu rõ hơn kế toán công trình là gì, cùng tìm hiểu nhé!
- Kế toán doanh nghiệp là gì? Các công việc cần làm khi vào nghề
- Kế toán trưởng là gì? Tại sao lại có thu nhập hấp dẫn như vậy?
Kế toán công trình là gì?
Kế toán công trình hay kế toán xây dựng là tính các chi phí tài chính của một công trình xây dựng đang được thực hiện. Bên cạnh đó, những thành viên bộ phận kế toán còn phải đảm nhận những công việc khác do chủ đầu tư, thi công phân phó. Những công việc được giao cho bộ phận kế toán giải quyết đều sẽ liên quan đến hạch toán, tài chính…
Công việc kế toán công trình hiện nay rất được quan tâm bởi cơ hội việc làm luôn rất đa dạng. Vậy nên, nhiều người lao động theo học chuyên ngành kế toán cũng tìm kiếm việc làm liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp này. Tuy nhiên, kế toán xây dựng là lĩnh vực vất vả nhất trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề này. Vậy làm cách nào để giải quyết những khó khăn? Cũng như công việc cụ thế kế toán công trình là gì?
► XEM THÊM: Hướng dẫn làm CV xin việc TẠI ĐÂY
Đặc điểm về nghề kế toán công trình
Đặc điểm kế toán xây dựng cơ bản thường phải làm rất nhiều những đầu việc khác nhau. Những công việc kế toán xây dựng thường làm như: kế toán tổng hợp, kế toán kho, kế toán thu mua, kế toán thuế, nghiệm thu công trình, bảng lương, tách chi phí dự toán…
Mỗi một công trình đều sẽ đi kèm với một dự toán riêng. Từ đó cần phải tách chi phí cho từng công trình. Kế toán công trình sẽ phải tập hợp lại giá trị của dự án đó, các loại chi phí cấu thành bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Những người đảm nhận công việc kế toán cần phải kết hợp với các bộ phận khác để hoàn thành bản hạch toán từng khoản chi phí.
Phần chi phí của một công trình sẽ được chia theo từng khoản mục khác nhau như sau: Nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị thi công, … Mỗi khoản chi phí sẽ có những mức tiêu hao riêng nên việc tính toán cũng cần kín kẽ, rành mạch, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc. Mỗi khu vực, địa điểm thi công các công trình sẽ có một mức giá thành sản phẩm khác nhau.
Nghiệp vụ cơ bản của kế toán công trình
- Cần lập những bảng theo dõi ngày công của nhân lực dựa theo tiến độ công trình thi công thực tế để tính toán tiền công.
- Phân chia các khoản chi phí nguyên vật liệu rõ ràng theo định mức xây dựng
- Tập hợp và tìm cách sắp xếp chi phí tính giá thành từng hạng mục của công trình
- Theo dõi và lập báo cáo thuế định kì theo quy định
- Lập báo cáo tài chính vào thời điểm cuối năm
- Thường xuyên kiểm tra những hạng mục còn dang dở của công trình.
- lập báo cáo tài chính nội bộ để phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo
- Tập hợp, thu thập, lưu trữ và bảo mật các giấy tờ, tài liệu liên quan đến dự án, công trình cẩn thận, khoa học.
- Có đủ khả năng để giải trình từng số liệu của công trình khi được yêu cầu hoặc thanh tra kiểm tra hay khi quyết toán.
- Hạch toán nghiệm thu công trình
- Lấy hóa đơn đầu vào cho công trình xây dựng
Trên là những nghiệp vụ cơ bản mà một kế toán xây dựng cần phải nắm được để phục vụ công việc của mình. Nếu không thể xử lý tốt những nghiệp vụ mang tính chất cơ bản trên thì rất dễ phạm sai lầm trong quá trình làm việc. Việc phạm sai lầm đó sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến cả một tổ chức.
► THEO DÕI THÊM: Những thông tin việc làm hấp dẫn đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm.
Điều kiện để trở thành kế toán công trình
Rất nhiều người sẽ thắc mắc công việc kế toán xây dựng có khó không? Để có thể trở thành kế toán cho một hạng mục công trình thì chắc chắn các ứng viên sẽ phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành kế toán hoặc học khóa học kế toán xây dựng
- Đã từng làm việc ở những vị trí tương đương ít nhất 1 năm
- Am hiểu về nghiệp vụ kế toán, các quy định về luật, thuế, chuẩn mực tài chính kế toán
- Thành thạo các kỹ năng thu thập thông tin, tổng hợp, lập báo cáo, thống kê
- Thành thạo sử dụng các phần mềm kế toán xây dựng bằng Excel
- Am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, xây dựng công trình
- Quy trình hạch toán kế toán xây dựng
Ngoài ra bạn còn cần phải có một sức khỏe tốt, khả năng làm việc dưới áp lực công việc nặng nề. Những người làm kế toán tại các hạng mục công trình luôn rất mệt mỏi với hàng loạt những loại chi phí, nguyên vật liệu, tiến trình xây dựng. Bởi vậy, nếu quyết định làm công việc này thì các bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với núi công việc lớn.
Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn kế toán công trình
Chắc hẳn khi theo học chuyên ngành kế toán ai cũng mong muốn sẽ được làm đúng chuyên môn được học, được đào tạo. Nhưng với sự cạnh tranh trong lĩnh vực kế toán hiện nay, để có thể tìm cho mình một cơ hội nghề nghiệp không đơn giản. Nhưng đừng lo lắng hay áp dụng thử những kinh nghiệm tìm việc kế toán xây dựng của chúng tôi chia sẻ xem kết quả ra sao nhé!
Những câu hỏi thường khi phỏng vấn xin việc
Khi tham gia phỏng vấn xin việc bạn sẽ thường được hỏi về những vấn đề sau:
- Bạn hiểu biết ra sao về quy trình tính chi phí và giá thành công trình xây dựng?
- Những loại báo cáo cần làm khi trở thành kế toán xây dựng?
- Kinh nghiệm của bạn về quản lý kế toán ở những hạng mục công trình ra sao?
- Bạn biết sử dụng những phần mềm kế toán nào?
- bạn có biết kiểm tra định khoản các nghiệp vụ phát sinh?
- …
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những cách đặt câu hỏi để kiểm tra trình độ ứng viên theo phương pháp của riêng mình. Vì vậy, bạn cũng cần phải phổ cập thêm nhiều những kiến thức chuyên ngành để có thể hoàn thành buổi phỏng vấn trọn vẹn và thành công nhất.
Bài viết trên chúng tôi đã chúng tôi cho bạn đọc những thông tin liên quan đến ngành kế toán công trình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp bạn đọc có những kinh nghiệm ứng tuyển vị trí kế toán hiệu quả nhất. Nếu bạn tự tin vào kiến thức, năng lực bản thân hãy ngay chóng ứng tuyển kẻo lỡ những cơ hội việc làm tốt. Bạn có thể THAM KHẢO thêm những vị trí tuyển dụng khác ngành kế toán tại: https://timviec.com.vn/ke-toan-kiem-toan