Học nghề pha chế: Tương lai và cơ hội nghề nghiệp
Học nghề pha chế đang là xu hướng của nhiều người trẻ hiện nay bởi đây là một công việc thú vị và nhiều tiềm năng. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề đang cực hot này nhé!
Đôi nét về nghề pha chế
Pha chế dù chỉ là một nghề khá mới ở Việt Nam nhưng nó lại thu hút nhiều người tìm việc làm nghề này và chọn nó trở thành đam mê, thành sự nghiệp gắn bó lâu dài. Trong quá khứ, người học nghề pha chế không được chú trọng, không có “cửa” so sánh với những ngành nghề chính thống khác.
Thế nhưng với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp Food & Beverage cùng sự xuất hiện của hàng loại nhà hàng, khách sạn thì hiện tại quả thực chính là thời đại “hoàng kim” của những ai theo học nghề pha chế.

Họ trở thành những ngôi sao sáng, những nhân tố mà các chủ nhà hàng, khách sạn luôn ráo riết tìm kiếm. Doanh thu của nhà hàng, quán bar cũng phụ thuộc lớn vào tay nghề của những người pha chế. Những đồ uống ngon và mới lạ mà họ sáng tạo ra chính là thỏi “nam châm” thu hút các thực khách.
Học nghề pha chế bạn sẽ có thể thỏa mãn đam mê và phát huy tối đa sức sáng tạo của bản thân. Ngành nghề này cũng mang lại cho bạn mức thu nhập cao và một môi trường làm việc thú vị. Nói chung, pha chế là một ngành nghề nhiều cơ hội và tiềm năng. Nếu bạn đã trót yêu thích nó thì tại sao lại không nắm bắt lấy cơ hội nhỉ?
Học nghề pha chế có thể làm những công việc gì?
Có phải bạn từng suy nghĩ cực giản đơn rằng học nghề pha chế thì chỉ có thể trở thành bartender hoặc barista mà thôi? Nếu thực vậy thì đó quả thực là suy nghĩ hết sức sai lầm bạn nhé! Lẽ dĩ nhiên bạn học nghề pha chế thì nhất định trải qua một quãng thời gian làm barista hoặc bartender nhưng bạn không phải chỉ mãi “dậm chân tại chỗ” như thế…

Trong tương lai, bạn còn có thể vươn lên những vị trí cao hơn như:
- Bar trưởng,
- Giám sát bộ phận pha chế,
- Quản lý bộ phận pha chế…
Thậm chí nếu đủ trình độ và quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể chạm đến cả những vị trí đỉnh cao như:
- Quản lý bộ phận ẩm thực
- Giám đốc quản lý dịch vụ ẩm thực.
Đừng nghĩ rằng học nghề pha chế thì chỉ có thể làm nhân viên pha chế. Hãy tin tưởng rằng vô vàn cơ hội việc làm ngành đầu bếp đang mở ra trước mắt bạn khi bạn chọn con đường này. Dưới đây là danh sách những vị trí bạn có thể vươn tới nếu học nghề pha chế:
Phụ bar – Barboy
Phụ bar là người phụ giúp các công việc cho người pha chế chính. Họ thường là những người mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề pha chế, họ lựa chọn trở thành phụ bar để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để về sau có thể vươn lên trở thành barista hoặc bartender.
Nhiệm vụ cụ thể của họ thường bao gồm: pha chế các thức uống đơn giản, quản lý các nguyên liệu pha chế, dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khu vực quầy bar… Mức lương dành cho phụ bar se rơi vào khoảng từ 4 đến 5 triệu/tháng (chưa tính thưởng, phụ cấp).

Pha chế – Bartender/Barista
Bartender chuyên pha chế các thức uống như cocktail (có cồn), mocktail (không có cồn) và nhiều loại đồ uống phổ biến khác. Họ làm đồ uống theo nhu cầu của khách nhưng vẫn sử dụng sức sáng tạo của bản thân để tạo nên sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
Barista thì chuyên pha chế mảng đồ uống liên quan đến cafe như espresso, cappuccino, latte… Họ cũng có thể làm các đồ uống hiện đại khác như milkshake, ice-blended, trà hoa quả, trà sữa…
Công việc của các bartender/barista thường bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ, pha chế đồ uống, sắp xếp khu vực làm việc… Mức lương trung bình của họ thường dao động trong khoảng 5 đến 6 triệu/tháng (chưa tính tiền tip, phụ cấp, thưởng).

Bar trưởng – Head Bartender
Khi đã có kinh nghiệm từ 2 đến 4 năm ở vị trí bartender hoặc barista thì bạn hoàn toàn có thể vươn tới vị trí bar trưởng. Mức lương cơ bản của bar trưởng sẽ khoảng từ 6 đến 7 triệu/tháng, chưa tính thưởng và các khoản phụ cấp khác.
Công việc của bar trưởng thường khá bận rộn. Họ phải đảm nhiệm nhiều mảng như phân công lịch và vị trí làm việc cho nhân viên, kiểm tra thái độ làm việc của nhân viên, hướng dẫn và kiểm tra nghiệp của nhân viên pha chế, hỗ trợ nhân viên pha chế đồ khi cần thiết, giám sát và kiểm kê hàng hóa…

Giám sát bộ phận pha chế – Beverage Supervisor
“Nấc thang” tiếp theo bạn có thể đạt được sau khi đã làm qua các vị trí như phụ bar, bartender, bar trưởng chính là vị trí giám sát bộ phận pha chế. Mức lương trung bình của một giám sát thường là từ 7 đến 9 triệu/tháng, chưa tính các khoản phụ cấp, thưởng và tiền tip.
Công việc của một giám sát thường bao gồm: giám sát và phân công công việc cho nhân viên cấp dưới, quản lý tài sản và trang thiết bị, đề xuất tuyển dụng nhân sự mới, giữ mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận bếp, theo dõi phản hồi khách hàng, đào tạo nhân viên mới, đảm bảo doanh số của quầy bar…

Quản lý bộ phận pha chế – Beverage Manager
Vị trí này là một trong những đỉnh cao mà bất cứ ai học nghề pha chế cũng muốn chạm tới. Mức lương trung bình chưa tính thưởng và các khoản phụ cấp của quản lý là 12 đến 15 triệu đồng/tháng.
Họ phải chịu trách nhiệm nhiều mảng như tổ chức nhân sự, quản lý công việc trong khu vực mình phụ trách, quan sát và điều phối công việc của cấp dưới sao cho đạt kết quả tốt nhất, cùng với bếp trưởng, bar trưởng sáng tạo những thực đơn đồ ăn đồ uống mới lạ để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách…

Trên đây là đôi nét giới thiệu về nghề pha chế và bản danh sách một số công việc thích hợp dành cho người học nghề pha chế. Hi vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích, giúp đỡ cho bạn thật nhiều trên con đường sự nghiệp nhé!
Có thể bạn quan tâm:

Nhân viên thu mua là gì? Công việc của một nhân viên thu mua
Bán hàng - Kinh doanh 22-03-2023, 08:55Bạn hiểu nhân viên thu mua là gì trong doanh nghiệp hiện nay? Công việc của một nhân viên thu mua là làm gì? Để hiểu hơn về vị trí công việc này chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé! [button link="https://cv.timviec.com.vn/?utm_source=news.timviec.com.vn&utm_campaign=cvxinviecnews" class="success btn-lg" color="white"]Tạo cv miễn phí trong 5...

Nhân viên kho là gì? Mô tả công việc của một nhân viên kho
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-03-2023, 08:55Nhân viên kho hay còn gọi chính là thủ kho một trong những vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như hoạt động của một công ty, doanh nghiệp. Những cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hay bất cứ ngành nghề nào trong xuất nhập khẩu cần phải có...

Ca sĩ là gì? Kỹ năng cần có để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 21-03-2023, 11:15Ca sĩ là người thể hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân với nhiều thể loại khác nhau đem đến cho khán giả một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Ca sĩ là một trong những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Để hiểu rõ hơn về ca sĩ là...

Thủ kho là gì? Những kỹ năng để trở thành thủ kho giỏi
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 21-03-2023, 10:22Các cơ sở sản xuất, hàng hóa, khách sạn, dịch vụ vận chuyển là một trong những ngành nghề cần thiết để hoạt động phục vụ hỗ trợ cho quá trình hoạt động của công ty. Để đảm bảo hàng hóa trong kho luôn đủ về chất lượng và số lượng thì rất cần đến...

Chuyên viên mua hàng là gì và những kỹ năng ứng tuyển cần có
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 21-03-2023, 10:19Trong bất kỳ một công ty xuất nhập khẩu hay Logistics đều cần phải có những chuyên viên mua hàng để duy trì quá trình cung ứng trong hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách...

Pro là gì và tại sao giới trẻ sử dụng từ này trong cuộc sống hàng ngày?
Kỹ Năng Văn Phòng 20-03-2023, 10:12Giới trẻ ngày nay sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và đôi khi chúng ta có thể bắt gặp từ "Pro" trong cuộc trò chuyện của họ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không rõ ràng về ý nghĩa của từ này. Để hiểu rõ hơn về "Pro là gì" và lý do tại sao giới...

Thiết kế kiến trúc là gì? Những điều cơ bản trong thiết kế kiến trúc
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 20-03-2023, 09:22Thiết kế kiến trúc có tiếng anh là Building design. Đây là một trong những công việc bố trí, sắp xếp không gian kiến trúc, kết cấu, cung cấp thiết bị trong dự án xây dựng. Để nắm rõ hơn về thiết kế kiến trúc là gì, chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài...

Biên kịch là gì và cách để trở thành một biên kịch chuyên nghiệp
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 20-03-2023, 09:11Những bộ phim thường được phát sóng trên ti vi, truyền hình được khán giả đón nhận. Nhưng ít ai biết được rằng đằng sau những bộ phim chính là sự cống hiến, sáng tạo không ngừng của những nhà biên kịch. Để hiểu rõ hơn về biên kịch là gì, chúng ta hãy cùng...

Profit margin là gì? Phân loại biên lợi nhuận và cách tính chi tiết
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 17-03-2023, 10:02Trong môi trường kinh doanh, sức khỏe tài chính là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Để đánh giá đúng tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, nhà đầu tư và chủ điều hành cần hiểu rõ khái niệm "Profit Margin là gì" và công thức tính...

Ngành kỹ thuật điện và cơ hội nghề nghiệp trong ngành
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 17-03-2023, 07:47Kỹ thuật điện là lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện lực. Đây là một ngành nghề đang được giới trẻ quan tâm bởi mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp cao. Vậy công việc cụ thể, yêu cầu công việc và mức lương của ngành ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!...