Giá cif là gì? Nên chọn mua theo giá CIF hay FOB
Giá CIF là gì? CIF được viết tắt của những từ nào trong tiếng Anh? CIF là Cost Insurance and Freight được sử dụng rộng rãi trong những hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế.
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm hồ sơ đăng ký grabbike
- Cajun là gì? Điều thú vị ẩm thực cajun không phải ai cũng biết
Theo như quy tắc trong những điều khoản thương mại quy định do Phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành với quy định này sẽ được sử dụng trong những hợp đồng mua bán và giao dịch quốc tế. Vậy bạn hiểu như thế nào là CIF, giá CIF là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm CIF là gì? Giá cif là gì?
Khái niệm CIF
CIF là một điều kiện giao hàng tại các cảng vận chuyển hàng theo đó người bán sẽ có trách nhiệm thực hiện thanh toán các khoản chi phí và cước vận chuyển sẽ bao gồm cả những hàng hóa và đích đến. Trong những hợp đồng thương mại sẽ có ký hiệu viết tắt là CIF gắn liền với cảng dỡ hàng.
Bên cạnh đó, CIF còn có nghĩa là người giao hàng trên tàu hoặc người mua hàng hóa được giao. Với những sự cố xảy ra với hàng hóa như mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì người bán phải thanh toán các chi phí về hàng hóa và chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa để tránh rủi ro.
Bảo hiểm lớn hơn với mức tối thiểu được hai bên thỏa thuận trong quá trình giao dịch mua bán và được người mua cân nhắc. Và điều quan trọng chính là thuật ngữ CIF chỉ dùng trong vận tải đường thủy nội địa và đường biển. (Đây là định nghĩa CIF ở Wikipedia bạn có thể tham khảo)
Giá CIF là gì?
Giá CIF chính là những giá trị tại cửa khẩu với bên nhập sẽ bao gồm những chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa cho đến khi giao đến cửa khẩu bên nhập. Xuất khẩu CIF chính là người xuất khẩu giao hàng qua lan can tàu tại cảng hàng cần phải mua luôn bảo hiểm hàng hóa và thuê tàu vận chuyển đến cảng dỡ hàng.
Giá CIF tính như thế nào?
Giá CIF được tính như sau:
Giá CIF= giá FOB + F (Cước vận chuyển) + ( CIF x R ( giá trị bảo hiểm) ) = ( FOB + F ) / (1 – R)
Điểm chuyển giao rủi ro xảy ra ở đâu trong điều kiện CIF?
Với những điều khoản trong thời điểm chuyển giao có xảy ra vấn đề rủi ro hàng hóa để có thể phân chia được trách nhiệm rõ ràng của bên xuất và bên nhập thì điểm chuyển giao rủi ro của CIF sẽ được tính như sau:
- Hàng hóa ở cảng xếp hàng đang trong quá trình bốc lên gặp rủi ro không phải cảng dỡ hàng.
- Bảo hiểm hàng hóa được người bán mua trên quá trình di chuyển đường biển thay cho người mua sau đó sẽ được gửi hóa đơn và hợp đồng cho người mua và chứng từ. Với mức bảo hiểm sẽ là 110% nhưng mức chi phí bảo hiểm sẽ lớn hơn tùy vào thỏa thuận hai bên.
- Người được hưởng bảo hiểm là bên mua và khi có sự phát sinh sự kiện bảo hiểm là có tổn thất xảy ra thì bên mua được đòi quyền lợi bảo hiểm.
► Xem ngay: Những kiến thức hay về kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn có đủ hành trang để tự tin chuẩn bị cho công việc của mình.
Giá FOB là gì?
FOB là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh ” Free On Board” hoặc “Freight on Board”, nó được hiểu là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã được đưa lên boong tàu. Giải thích cụ thể hơn thì điều này có nghĩa là khi hàng hóa chưa được đưa lên tàu thì người bán phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến nó. Còn sau khi hàng đã được chuyển lên tàu thì người mua phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Giá FOB không bao gồm các loại chi phí như vận chuyển, bảo hiểm… Người mua phải tự chi trả phí thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hoá và những chi phí phát sinh khác nếu có.
Nên mua theo giá CIF hay FOB?
Đây là vấn đề mà chắc chắn ai đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế đường biển rất quan tâm. Và để trả lời được câu hỏi này thì bạn cần xem xét ở những khía cạnh của CIF và FOB để lựa chọn:
Tại sao nên mua giá CIF?
Hầu hết các nhà nhập khẩu thường sử dụng CIF nếu là hoạt động thương mại quốc tế và thu mua hàng hóa khối lượng nhỏ. Đây cũng là sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển vì giải quyết được những bất cập xảy ra.
Bên cạnh đó, bên xuất khẩu lại phải chịu trách nhiệm quá trình sắp xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Và với điều này sẽ khiến bên mua sẽ mất thêm những khoản chi phí phát sinh.
Tại sao nên mua theo FOB?
Nếu mua FOB có những lợi ích lớn hơn tại CIF. Bạn có thể tự kiểm soát được cước vận chuyển và chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Chi phí luôn quan trọng để bạn có sự cạnh tranh. Sử dụng vận chuyển FOB bên giao nhận vận chuyển sẽ là của riêng bạn sẽ có những thông tin chính xác và kịp thời để hỗ trợ bạn trong quá trình phát sinh.
Với nhưng thông tin được chia sẻ bên trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn có thêm những thông tin và kiến thức về giá CIF là gì và những thông tin cần nắm rõ về CIF để thuận lợi trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế.
► Cật nhật ngay: Những thông tin nghề nghiệp hot nhất hiện nay tại https://news.timviec.com.vn/