Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội: Review về trường dệt may Hà Nội
Để có thể kể tên một trong các ngôi trường tại khu vực phía Bắc uy tín với chất lượng đào tạo ra các nguồn nhân lực cho ngành dệt may và ngành công nghiệp, không thể không nói đến Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội. Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu đến ngôi trường này. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
Giới thiệu chung
Thông tin cơ bản
- Tên trường: Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi Industrial Textile Garment University (HICT)
- Mã trường: CCM
- Loại trường: Công lập
- Loại hình đào tạo: Đại học – Cao đẳng – Liên thông – Bồi dưỡng
- Lĩnh vực: Đa ngành
- Địa chỉ: Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
- Điện thoại: 024 36922 552
- Email: [email protected]
- Website: http://hict.edu.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/tshict
Xem thêm: Thiết kế thời trang thi khối nào? Nên học trường nào?
Đôi nét về trường
Lịch sử phát triển
Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội đã thành lập được 55 năm, có tiền thân là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc. Trường luôn đặt ra mục tiêu, cố gắng phấn đấu đào tạo ra các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ, đạo đức để đóng góp cho ngành dệt may tại Việt Nam ngày càng phát triển.
Đội ngũ cán bộ
Trường luôn đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại nhà trường, để bồi dưỡng nâng cao, cải thiện chương trình đào tạo ngày càng tốt hơn. Tính đến nay,hà trường có khoảng 276 giảng viên.
Trong đó gần 80% có trình độ Thạc sĩ, tiến sĩ và 100% giảng viên dạy thực hành đều đã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, với kiến thức, kỹ năng phù hợp với chuyên ngành hướng dẫn. hơn 60% giảng viên có kinh nghiệm công tác tại các doanh nghiệp khoảng từ 3 đến 5 năm
Cơ sở vật chất
Trường có tổng diện tích là 60.000 m2 gồm:
- 88 Phòng học các loại
- 42 Phòng học thực hành may
- 11 Phòng học máy tính
- 8 Phòng học thiết kế thời trang và 1 sàn catwalk
- 2 Phòng đa phương tiện dành để học tiếng Anh
- 1 Phòng studio dành cho e-learning
- 2 Nhà ăn tập thể
- Trung tâm thông tin thư viện có diện tích khoảng 2.500 m2
- Xưởng thực hành cơ điện có diện tích 1.000 m2
- Xưởng sản xuất dịch vụ có diện tích 5.000 m2
- Khu ký túc xá khoảng 2.500 – 3000 sinh viên
- Nhà thể chất đa năng có diện tích 800 m2
- Khu giáo dục thể chất có diện tích 5.000 m2
Tổng hợp các ngành của trường HICT
Dưới đây là các tên ngành đào tạo, tổ hợp môn, chỉ tiêu tuyển sinh của trường vào năm 2022, cụ thể:
Xem thêm: Những điều bạn nên biết về ngành kỹ thuật điện điện tử
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY |
|
|
|
|
|
|
|
|
Các tổ hợp xét tuyển vào trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
Dưới đây là các tổ hợp môn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sử dụng để xét tuyển năm 2022
Xem thêm: Ngành quản lý công nghiệp học trường nào? Thi khối nào?
Khối thi | Tổ hợp môn |
A00 | Toán, Lý, Hóa |
A01 | Toán, Lý, Anh |
B00 | Toán, Hóa, Sinh |
D01 | Toán, Văn, Anh |
V00 | Toán, Lý, Vẽ Mỹ thuật |
V01 | Toán, Văn, Vẽ Mỹ thuật |
H00 | Văn, Bố cục, Vẽ Hình họa |
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên trường dệt may Hà Nội
Sinh viên sau khi ra trường, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết có thể tự tin làm việc và đảm nhiệm:
- Thiết kế mẫu, nhảy mẫu, giác sơ đồ.
- Thiết kế dây chuyền máy, mặt bằng, nhà máy may công nghiệp
- May mẫu, cân bằng, rải chuyền
- Cải tiến công nghệ, thao tác, chế tạo dưỡng, thiết kế
- Xây dựng tài liệu kỹ thuật, định mức bảng màu, nguyên liệu màu
- Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, may, cắt và hoàn thiện sản phẩm.
Sinh viên đại học công nghệ dệt may sẽ làm việc tại các vị trí như:
- Chuyền trưởng, trưởng ca tại các công ty, doanh nghiệp
- Nhân viên Lean, theo dõi đơn hàng
- Quản lý kế hoạch sản xuất
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chuyên ngành
- Quản lý công nghệ thiết bị dệt may
- Quản lý nhân sự
- Quản lý sản xuất trong nhà máy dệt may
- Quản lý đơn hàng
- Tổ chức kinh doanh, điều hành doanh nghiệp dệt may
Mức thu nhập của cử nhân trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
Theo kết quả khảo sát của Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội cho thấy có khoảng 85,4% sinh viên đại học sau khi ra trường đã có được việc làm. Đây là tỉ lệ được đánh giá là rất cao trong bối cảnh đất nước chịu tác động từ COVID-19.
Theo thống kê, trong đó có khoảng 77,3% làm việc ở các vị trí cán bộ kỹ thuật, 3% sinh viên làm việc tại các vị trí quản lý, còn lại 19,7% làm tại các vị trí khác.
Với mức thu nhập bình quân của mỗi sinh viên là từ 6,4 triệu/tháng, đối với cử nhân làm tại vị trí quản lý có thu nhập cao là từ 30 triệu/tháng. Tại ngành công nghệ sợi dệt mức thu nhập cao nhất là 15 triệu/tháng và thấp nhất là 13 triệu/tháng.
Xem thêm: Bậc lương kỹ sư: Tìm hiểu về quy định hệ số lương kỹ sư cho mọi trình độ
Trên đây là những thông tin chi tiết về trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec, sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn về ngôi trường này và có cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất trong tương lai. Chúc bạn thành công!