Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2022
Công thức tính lương giáo viên có nhiều sự thay đổi, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 20/3/2021. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ vấn đề trên.
Cách tính thu nhập theo lương, phụ cấp là một trong những vấn đề mà rất nhiều giáo viên thắc mắc. Hiện nay, lương của giáo viên được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng – Mức đóng các loại bảo hiểm
Mức lương cơ sở
Tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 quy định, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Do vậy, mức lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38 năm 2019 của Chính phủ.
Xem thêm: Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?
3 loại phụ cấp giáo viên được hưởng
Theo quy định hiện hành, giáo viên có thể được hưởng các loại phụ cấp sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng trên được tính theo công thức:
Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG, giáo viên sẽ được tính phụ cấp ưu đãi theo tỉ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50% tùy từng vị trí làm việc, nơi công tác.
Phụ cấp đặc thù với giáo viên là nghệ nhân
Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP .
Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tham khảo – Bảo hiểm y tế 5 năm: Lao động nào cũng cần biết điều này
Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật
Căn cứ vào Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp là phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc.
Trong đó, giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật và giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng sẽ có cách tính riêng với 02 loại phụ cấp trên.
Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
Khi giáo viên giảng dạy, công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1, các xã đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc, niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp… thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác.
Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định, các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút, công tác lâu năm, trợ cấp chuyển vùng, một lần, thanh toán tiền tàu xe…
Phụ cấp thâm niên (được hưởng từ 01/07/2022)
Giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP như sau:
Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020, giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến 01/7/2022, sau đó sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.
Xem thêm: Lương giáo viên hợp đồng: Chế độ và cách tính lương hợp đồng
Mức đóng các loại bảo hiểm
Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của giáo viên như sau:
– Hưu trí – tử tuất: 8%;
– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
– Bảo hiểm y tế: 1,5%
Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Nguồn: Luật Việt Nam