Thành phẩm là gì? Hướng dẫn cách tính giá trị thành phẩm tồn kho
Trong quá trình sản xuất, để xác định được số dư hàng tồn kho cuối kỳ và giá thành sản phẩm, thì doanh nghiệp cần phải nhận thành phẩm. Vậy thành phẩm là gì? Cách tính giá trị thành phẩm tồn kho như thế nào là chính xác? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Thành phẩm là gì?
Thành phẩm trong tiếng Anh là Finished goods, là các sản phẩm đã hoàn thành quá trình sản xuất, nhưng chưa được phân phối hay bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Đã được kiểm nghiệm để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho. Nghĩa là các sản phẩm khi đã hoàn thành phải đảm bảo đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật.
Thành phẩm chính là mặt hàng tồn kho duy nhất của nhà sản xuất, thường các nhà bán lẻ sẽ mua hàng tồn kho ở dạng sản phẩm hoàn thiện nên việc phân loại, phân đoạn loại tồn kho là không cần thiết.
Đối với các mặt hàng được mua dưới dạng nguyên vật liệu thô, sẽ thường được sử dụng để sản xuất sản phẩm. Nếu sản phẩm được hoàn tất, không cần phải xử lý thêm bất cứ công đoạn nào nữa sẽ được gọi là thành phẩm.
Cách tính giá trị thành phẩm tồn kho
Dưới đây là một số phương pháp tính bạn có thể tham khảo:
Xem thêm: Giá thành là gì? Các phương pháp tính giá thành phổ biến nhất
Phương pháp bình quân gia quyền
Với phương pháp này, giá trị của từng loại thành phẩm được tính dựa trên giá trị trung bình của từng loại thành phẩm tương tự đầu kỳ, giá trị từng loại thành phẩm được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
Trong đó, giá trị trung bình có thể được tính vào mỗi khi nhập một lô hàng về hoặc theo thời kỳ, điều đó còn phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp tính giá thành phẩm theo giá đích danh sẽ thường được áp dụng với các doanh nghiệp có mặt hàng ổn định hoặc ít loại mặt hàng và có thể nhận diện được
Phương pháp Nhập trước – Xuất trước
Phương pháp này sẽ được áp dụng dựa trên giả định là thành phẩm được sản xuất trước hoặc mua trước gần vào thời điểm cuối kỳ.
Theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước thì giá trị của thành phẩm sẽ được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu hoặc cuối kỳ, giá trị của thành phẩm sẽ được tính theo giá của hàng nhập kho vào thời điểm gần cuối hoặc cuối kỳ tồn kho
Phân biệt thành phẩm và sản phẩm
Dưới đây là những phân biệt cụ thể về sản phẩm, thành phẩm bạn có thể tham khảo:
Khác nhau | Thành phẩm | Sản phẩm |
Giới hạn | Là kết quả cuối cùng trong quy trình sản xuất. Được gắn kết với một quy trình sản xuất công nghệ , tại quy mô của một doanh nghiệp nhất định | Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất hoặc quá trình cung cấp dịch vụ |
Phạm vi | Chỉ được xác định ở giai đoạn cuối cùng của quy trình, trong một giai đoạn sản xuất | Trong phạm vi bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm. |
Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm
Khi biết cách tính toán hàng tồn kho bạn sẽ xác định được tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm một cách dễ dàng.
Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho chính là tỷ số với tác dụng đo lường được tốc độ mà hàng tồn kho thành phẩm được chuyển hóa và bán tại một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm: Sản phẩm dở dang là gì? Ý nghĩa và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Công thức xác định tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm hàng năm:
Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho thành phẩm = Giá vốn hàng năm / trung bình giá trị hàng tồn kho thành phẩm cuối kỳ |
=> Để xác định được mức tồn kho lý tưởng, con số đó còn phụ thuộc vào mỗi công ty. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều muốn giảm thiểu hàng tồn kho để tối ưu chi phí lưu kho
Qua bài viết trên đây, News.timviec mong rằng bạn đã thu thập được những thông tin bổ ích về thành phẩm là gì? Phân biệt thành phẩm và sản phẩm có điểm gì khác nhau? Để hỗ trợ tốt nhất những kiến thức vào trong công việc. Chúc bạn thành công!