Concept map là gì? Tại sao nên sử dụng bản đồ khái niệm?
Khi học tập tại các cơ sở giáo dục, trường học để hỗ trợ cho việc truyền đạt các kiến thức dễ hiểu, hiệu quả đến các em học sinh có thể kể đến là phương pháp sử dụng biểu đồ khái niệm, mang lại hiệu quả cao giúp học sinh có tư duy logic hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về Concept map là gì? cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Concept map là gì?
Concept map được gọi là bản đồ khái niệm, đây là loại công cụ trực quan sử dụng các hình ảnh, đồ họa, sơ đồ và mũi tên để thể hiện những thuộc tính chung, đối tượng của một khái niệm cụ thể. Được diễn đạt một cách liên kết, có sự logic xem người đọc hiểu được toàn bộ nội dung truyền đạt.
Concept map được đánh giá là còn khá mới và chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, hầu hết chỉ cập nhật tại các trường tư nhân, trường quốc tế. Trong tương lai, nếu phương pháp dạy thay đổi và sử dụng đến bản đồ khái niệm, thì đây chắc hẳn sẽ là cách hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức mà không bị nhàm chán.
Xem thêm: Customer journey map là gì? Vì sao lại cần bản đồ hành trình khách hàng?
Bản đồ khái niệm gồm những loại nào?
Hiện concept map gồm có 2 loại chính:
Xem thêm: Brainstorm là gì? Các tips giúp brainstorm trong marketing hiệu quả nhất.
Biểu đồ nhân quả
Đây là trường hợp đặc biệt của biểu đồ khái niệm. Việc phân tích kết quả, nhân quả khá phức tạp nhưng cần thiết nên loại biểu này sẽ giúp cho học sinh có thể thể hiện được mối quan hệ nhân quả dựa trên hình ảnh. Hiểu được hệ thống phức tạp.
Biểu đồ nhóm
Biểu đồ nhóm sẽ giúp tổng hợp các khái niệm thành một sơ đồ logic. Thường được áp dụng trong việc giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn các kiến thức trước khi ôn thi
Đối với sinh viên, người đi làm có thể sử dụng biểu đồ nhóm để khai thác khái niệm lớn thành sự việc liên quan để hỗ trợ phát triển các mục tiêu
Thường sử dụng loại biểu đồ này cho việc lên ý tưởng, báo cáo để có thể thể hiện được tư duy logic và đơn giản hóa vấn đề
Ứng dụng của Concept map
Bản đồ khái niệm thường được ứng dụng phổ biến trong:
Doanh nghiệp
- Sử dụng để giao dục doanh nghiệp
- Đào tạo các nhân sự trong công ty
- Dùng để phân chia cấp bậc, thể hiện rõ ràng cơ cấu tổ chức của công ty
- Cấp trên sử dụng concept map để chỉ dẫn những từ chuyên ngành khó hiểu cho cấp dưới
- Giúp nhân viên dễ dàng tiếp thu và hòa nhập với công việc
- Triển khai các dự án nhằm khái quát mô hình doanh nghiệp, dễ dàng xử lý các vấn đề hiệu quả
Giáo dục
- Đây là phương pháp được nhà nước khuyến khích sử dụng
- Concept map chính là cách truyền đạt kiến thức hiệu quả, không gây nhàm chán
- Dựa vào các sơ đồ, hình ảnh sáng tạo sinh động sẽ tạo hứng thú cho học sinh
- Học sinh có thể học dựa trên phương pháp này và ghi nhớ các kiến thức lâu hơn
- Bản đồ khái niệm còn giúp cho các bạn học sinh có những góc nhìn mới mẻ, rèn luyện tư duy sáng tạo, logic
- Thầy cô sử dụng concept map sẽ dễ dàng truyền tải đầy đủ ý, giúp tiết học trở nên thú vị và thoải mái hơn.
Tại sao nên sử dụng Concept map?
Không phải tự nhiên mà bản đồ khái niệm lại được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giới đến thế, dưới đây là những lý do bạn nên biết cách sử dụng concept map:
- Giúp người học dễ dàng nắm bắt được các thông tin mà người nói muốn truyền đạt
- dễ dàng xác định được thông tin nào quan trọng, thông tin nào là thông tin chính?
- Nhờ tính năng cấu trúc phân cấp, liên kết chéo giúp người học có thể ghi nhớ được kiến thức lâu hơn bình thường và phát triển được tư duy sáng tạo
- Giúp việc tiếp thu theo hình thức học hiểu thay vì là học thuộc lòng
Các kiến thức được sắp xếp có sự liên kết với nhau giúp tránh được trình trạng học vẹt mà không hiểu được bản chất vấn đề - Concept map là phương pháp giúp làm tăng hiệu quả học tập
- ……
=> Với hàng loạt lý do trên đây, đủ để thấy được những lợi ích mà phương pháp bản đồ khái niệm mang lại. Chính vì vậy, để cải thiện chất lượng học tập hãy bắt đầu tìm hiểu và sử dụng phương pháp này.
Phân biệt Concept map vs mind map
Concept map | Mind map | |
Mức độ tư duy |
|
|
Tính liên kết chéo | Tập hợp các khái niệm có tính logic, liên kết với nhau thành hình khối. Có đặc điểm là tương đồng và bổ sung cho nhau | Không có tính liên kết chéo mà thường là các nhánh rễ độc lập không liên quan với nhau. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất, liên quan đến chủ đề chính |
Mức độ phức tạp | Khá đơn giản, không phức tạp | Khá phức tạp, được chia thành nhiều ý nhỏ, rộng mở hơn |
Hình dáng biểu thị | Được biểu thị theo sơ đồ hình vuông, hình tròn Hình dạng, màu sắc khá đơn giản, thường chỉ dùng một màu | Được biểu thị dưới nhiều hình dạng, phổ biến bất là hình cây, có rễ cây tương đương với từng vấn đề Thường bao gồm cả icon, hình ảnh sinh động để minh họa Thường được sử dụng màu sắc sặc sỡ, nhằm phân loại rõ từng tư duy |
Trên đây là tất tần tật những vấn đề xoay quanh về Concept map là gì? Phân biệt Concept map vs mind map. Đây là phương pháp rất hữu ích nên News.timviec mong rằng bạn sẽ sớm áp dụng vào quá trình cải thiện học tập của mình. Chúc bạn thành công!