GPP là gì? Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận GPP
Thật không khó để bắt gặp các biển hiệu có ghi “nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP”. Đây là một tiêu chuẩn để phân biệt các nhà thuốc uy tín. Để hiểu hơn vềGPP là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
GPP trong ngành dược là gì?
GPP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Good Pharmacy Practices có nghĩa tiếng việt là thực hành tốt nhà thuốc. Đây là tiêu chuẩn hành nghề tại các cơ sở bán lẻ thuốc gồm đạo đức và chuyên môn. Hướng đến việc đảm bảo sử dụng thuốc chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Dược sĩ là gì? Học dược ra làm gì? Các trường đào tạo uy tín
GPP thuộc một trong 5 tiêu chuẩn nằm trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc gồm:
- Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP
- Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP
- Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP
- Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP
- Thực hành tốt nhà thuốc – GPP
=> GPP là tiêu chuẩn cao nhất
Tiêu chuẩn đánh giá nhà thuốc đạt GPP
Thuộc một trong 5 tiêu chuẩn, GPP chính là tiêu chí cuối cùng và cao nhất, để có thể đảm bảo nhà thuốc có độ an toàn và chất lượng tốt khi sử dụng, cần đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
Xem thêm: Lương dược sĩ bán thuốc và yêu cầu tuyển dụng hiện nay
Về hoạt động
- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ tối thiểu từ 1 năm trở lên, được tính từ khi thuốc hết hạn sử dụng
- Theo dõi thường xuyên chất lượng của thuốc
- Thực hiện bảo quản thuốc theo đúng quy định
- Kiểm soát việc bán thuốc kê và không kê đơn
- Thực hiện giải quyết các khiếu nại liên quan đến thuốc
- Đảm bảo lợi ích hướng đến cộng đồng, nâng cao uy tín và chất lượng của nhà thuốc.
Về cơ sở vật chất
- Diện tích quầy thuốc tối thiểu là 10m2
- Có đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hợp lý để bảo quản thuốc
- Sắp xếp thuốc đúng quy chuẩn từ khu trưng bày đến khu mỹ phẩm,…
- Đối với các loại thuốc không kèm bao bì cần ghi rõ hàm lượng, nồng độ và cách sử dụng,…
Về nhân sự
- Người đứng tên nhà thuốc đạt tiêu chuẩn nhà thuốc GPP cần có chứng chỉ hành nghề Dược của Bộ Y tế cấp và bằng đại học Dược sĩ
- Dược sĩ phải có trình độ chuyên môn
- Thực hiện bán thuốc theo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân
- Tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Nhân viên đảm bảo mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi tên, ăn mặc gọn gàng
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận GPP
Để nhà thuốc có thể dễ dàng xin cấp giấy chứng nhận GPP, bạn cần phải đảm bảo những điều sau:
Xem thêm: Dược sĩ đại học là gì: Tiết lộ cơ hội việc làm và mức thu nhập
Hồ sơ
Để có thể cấp giấy chứng nhận, nhà thuốc cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Bản sao chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y Tế cấp
- Bằng cấp chuyên môn của từng cá nhân
- Giấy chứng nhận Đăng ký giấy phép kinh doanh
- Bản kê khai địa điểm
- Bản kê khai danh sách nhân sự
- Bản kê khai danh sách trang thiết bị
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc
- Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
- 2 bộ hồ sơ xin thẩm định GPP ( Nộp lên phòng Y Tế quận để xin ý kiến)
=> Sau khi nộp lên quận sẽ giữ lại 1 bộ, còn 1 bộ sẽ nộp lên Sở Y tế thẩm định trong vòng 2 tháng. Sau đó chờ thêm khoảng 1 tháng thì được cấp chứng nhận GPP
Tiếp nhận, đánh giá hồ sơ
- Khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, nhà thuốc sẽ nộp 1 bộ kèm với phí thẩm định lên Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Khi đó cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả cho cơ sở để đề nghị phiếu tiếp nhận
- Sau khoảng 10 ngày, nếu cần sửa đổi hoặc bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi lại văn bản đề nghị cần cung cấp tài liệu bổ sung hoặc sửa đổi lại theo yêu cầu.
- Khi hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ thành lập Đoàn trong vòng 5 ngày
- Tiến hành đánh giá và thông báo với nhà thuốc về thời gian dự kiến đánh giá thực tế tại cơ sở
- Kể từ ngày thông báo khoảng 15 ngày, Đoàn sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá thực tế
Quy trình đánh giá, phân loại
Quy trình đánh giá:
- Đoàn sẽ thực hiện đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá và kế hoạch đánh giá dự kiến.
- Nhà thuốc sẽ trình bày tóm tắt về nhân sự, hoạt động triển khai và tổ chức của nhà thuốc
- Đoàn thực hiện đánh giá thực tế nhà thuốc dựa theo từng nội dung
- Đoàn đánh giá sẽ họp với nhà thuốc để đánh giá về mức độ tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá. Nếu nhà thuốc không thống nhất với đánh giá đó sẽ thực hiện thảo luận lại.
- Lập biên bản đánh giá GPP và được Trưởng Đoàn đánh giá, Lãnh đạo cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện ký xác nhận. Biên bản được lập thành 3 bản gồm 2 bản lưu tại cơ sở Y tế và 1 bản lưu tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Quy trình phân loại GPP:
Cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP |
|
Cơ sở bán lẻ thuốc phải báo cáo khắc phục |
|
Cơ sở bán lẻ thuốc không đáp ứng |
|
Với những thông tin mà News.timviec đã chia sẻ đến bạn về GPP là gì? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận GPP để hiểu hơn về quy trình của một cơ sở bán thuốc đạt chuẩn là như thế nào? Nếu bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ đến mọi người xung quanh nhé. Chúc bạn thành công!