Diễn giả là gì? Mức thu nhập có cao như lời đồn?
Ngày nay khi nhu cầu về việc nâng cao kỹ năng sống ngày càng được đề cao, thì sự xuất hiện của các diễn giả diễn thuyết ngày càng trở nên phổ biến, thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt là đối với các bạn giới trẻ? Vậy thực chất diễn giả là gì? mà lại HOT đến vậy? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Diễn giả là gì?
Diễn giả là đứng lên diễn thuyết trước một nhóm người hoặc công chúng, thông qua việc chia sẻ lại những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về một chủ đề nào đó. Thường các chủ đề sẽ xoay quanh đến: Con người, tâm lý, cuộc sống, xã hội,…rất rộng và khá phức tạp, nên việc đúng sai sẽ tùy thuộc vào thế giới quan và nhận định của mỗi người.
Xem thêm: Tìm hiểu về Brian Tracy – Diễn giả kinh tế học số 1 thế giới
Mục đích mà các diễn giả luôn hướng đến đó là truyền đạt thông tin để tạo ra những chuyển biến cảm xúc, tâm lý của người nghe. Có khả thúc giục họ phải hành động và thay đổi thực tế. Để làm được điều đó, họ phải có hiểu biết rất sâu sắc về chủ đề đang thuyết trình.
Diễn giả là làm gì?
Không giống như các ngành nghề khác, diễn giả không có nhiệm vụ công việc cụ thể mà thông thường sẽ dựa trên lĩnh vực khác nhau mà họ chọn để thuyết trình. Tuy nhiên, bạn có thể phần nào hình dung nhiệm vụ cơ bản sẽ bao gồm:
- Kết hợp mở cuộc họp với đơn vị tổ chức sự kiện để thảo luận, lựa chọn ra chủ đề sẽ phát biểu
- Tiến hành nghiên cứu các thông tin như: Xác định đối tượng thuyết trình là ai? Thuyết trình về vấn đề nào? Phong cách thuyết trình như thế nào? Mục tiêu của buổi thuyết trình,…..
- Tham khảo các tài liệu liên quan đến chủ đề của buổi thuyết trình
- Nghiên cứu và trau dồi các kiến thức quan trọng của lĩnh vực đó
- Lập dàn ý và lên kịch bản phát biểu chi tiết
- Tham khảo các ý kiến góp ý về luận điểm có trong bài, từ những người có chuyên môn
- Diễn tập và hoàn thiện trọn vẹn bài phát biểu
- Di chuyển đến hội trường diễn ra sự kiện
- Chuẩn bị tốt âm thanh, các thiết bị hỗ trợ, hạn chế trục trặc
- Thực hiện trình bày theo kịch bản đã lên
- Tiếp nhận các đóng góp ý kiến từ phía khán giả
- Tương tác với người nghe
- Thực hiện hỗ trợ hoạt động truyền thông sau sự kiện
Mức thu nhập của diễn giả bao nhiêu?
Được đánh giá là nghề “hái ra tiền”, mặc dù không được công khai nhưng mức thu nhập một diễn giả thu về là rất cao. So với nhân viên văn phòng, thu nhập của diễn giả có thể bằng hoặc hơn 1 tháng lương của họ trong 1 buổi diễn thuyết.
Xem thêm: 4 tuyệt chiêu chinh phục kỹ năng thuyết trình, muốn thành công phải biết
Thu nhập của diễn giả không tính theo tháng mà tính theo số buổi họ nhận diễn thuyết, được ước chừng đối với người mới khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/buổi. Đối với người đã có nhiều kinh nghiệm thì thu nhập cao hơn khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/buổi. Thậm chí còn cao hơn rất nhiều, nếu diễn giả là người có tầm ảnh hưởng lớn thu hút nhiều khán giả quan tâm.
=> Tuy nhiên, mặt trái của công việc này là mức thu nhập sẽ không ổn định mà phụ thuộc số lượng diễn giả tham gia thuyết trình tại các tổ chức, sự kiện. Có tháng thu nhập sẽ rất cao, nhưng có tháng sẽ ít hơn nhiều. Dù vậy, nhưng diễn giả vẫn là công việc đáng mơ ước của rất nhiều người.
Ngoài ra còn có thể phát triển thêm các hoạt động khác để kiếm thu nhập như: Bán hàng, truyền thông, quảng cáo, viết sách,…..
Làm diễn giả học ngành gì?
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành này, hầu hết đều là tự học. Đặc biệt, nghề diễn giả không yêu cầu bằng cấp chuyên môn hay học vị hơn người mà đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng của bạn về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, dựa vào dựa vào trải nghiệm sống sâu sắc của bản thân để cung cấp thông tin truyền cảm hứng, tạo động lực đến cho người nghe.
Để thành công trên con đường này, bạn phải tự học hỏi là chính và cần phải đảm bảo:
- Khám phá được điểm mạnh của bản thân
- Lựa chọn ra lĩnh vực cụ thể mà bạn có điểm mạnh nhất
- Tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đó
- Xác định được đối tượng khán giả hướng đến là ai?
- Rèn luyện khả năng thuyết trình logic cuốn hút người nghe
- Sử dụng những câu chuyện thực tế của cá nhân thay vì mượn từ người khác, điều đó sẽ chân thực và thuyết phục hơn.
- Trau dồi thêm các kỹ năng như: Tiếp thị, bán hàng, xây dựng thương hiệu cá nhân,….
Nghề diễn giả có tiềm năng ở Việt Nam không?
So với các quốc gia khác, nghề diễn giả tại Việt Nam chưa thực sự được biết đến nhiều. Nhưng theo đánh giá, trong những năm gần đây đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Dù chưa phải là ngành được chú trọng và đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng nhưng việc tìm hiểu và trở thành diễn giả là điều rất có thể, chỉ cần bạn có đủ đam mê ở lĩnh vực đó, đủ kiên trì tìm tòi học hỏi các kiến thức, tài liệu thì thành công sẽ đến.
Hiện nay, vẫn chưa có một quy chuẩn hay các công ty nào chuyên tuyển dụng nghề diễn giả. Nên hiện nay, vẫn có xu hướng lớn là sử dụng tiếp thị, truyền thông sáng tạo nội dung thiên về livestream, hình ảnh hoặc âm thanh để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm đến người xem. Qua đó, nhằm tạo dựng thương hiệu cá nhân, phủ sóng thương hiệu giúp cộng đồng chú ý nhiều hơn.
Nếu bạn có đủ đam mê, yêu thích công việc này hãy dành thời gian nghiên cứu và lập kế hoạch theo đuổi nó. Vì không chỉ giúp bạn mở rộng phát triển tương lai mà còn mang đến nguồn thu nhập đáng mơ ước
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của News.timviec giải đáp về diễn giả là gì? Tiết lộ mức thu nhập của diễn giả bao nhiêu? Mong rằng bạn sẽ thu thập được thêm các góc nhìn bổ ích về công việc này. Nếu bạn thực sự đam mê, đừng ngần ngại theo đuổi nhé đây là một công việc rất thú vị đấy. Chúc bạn thành công!