Scrum Master là gì? Mức thu nhập có khủng như lời đồn?
Trong một doanh nghiệp, sẽ không thể thiếu vị trí Scrum Master. Hãy cùng theo dõi hơn bài viết chi tiết dưới đây để hiểu được Scrum Master là gì? Và những vai trò nổi bật mà vị trí này mang lại.
Scrum Master là gì?
“Scrum” được hiểu là hình thức để triển khai các dự án có mức độ phức tạp cao, đặc biệt là tại các lĩnh vực phần mềm.
=> Scrum Master sẽ là người nắm giữ vai trò quản lý cho hình thức phát triển dự án đặc thù, giúp các thành viên trong nhóm có thể hiểu được các giá trị, quy tắc và lý thuyết của Scrum. Có vai trò quan trọng trong mô hình Scrum gồm: Product Owner, Scrum Team Member và Client. Có trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng, đội ngũ phần mềm, chủ đầu tư.
Scrum Master làm gì?
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng công ty, Scrum Master sẽ có những trách nhiệm công việc khác nhau, dưới đây là những công việc cơ bản:
- Khi thành viên trong nhóm gặp vấn đề khi làm việc sẽ hỗ trợ giải quyết nhanh nhất
- Tạo điều kiện cho các buổi thảo luận được cởi mở và thuận lợi
- Huấn luyện các thành viên trong nhóm về nguyên tắc scrum và cách thực hành
- Tạo các cuộc họp có liên quan đến dự án
- Khi gặp vấn đề sẽ chủ động xác định và tìm ra cách giải quyết thích hợp
- Giám sát và theo dõi tiến trình dự án
- Tại mỗi giai đoạn phát triển sẽ đánh giá lại khả năng của từng thành viên trong nhóm
- Đánh giá hiệu suất công việc của các thành viên
- Đánh giá tổng quát việc đã làm, rút ra kinh nghiệm và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả, cải thiện ở những giai đoạn tiếp theo
Vai trò của Scrum Master
Trong một doanh nghiệp, vai trò của Scrum Master rất quan trọng mang đến những vai trò như:
- Là cầu nối giữa team quản lý dự án với khách hàng dễ dàng
- Điều phối team hoàn thành theo kế hoạch công việc hiệu quả
- Giúp các thành viên trong nhóm có thể nhận biết được điểm yếu, điểm mạnh để phát huy và cải thiện
- Tạo không gian làm việc thoải mái cho các thành viên trong nhóm, hạn chế trở ngại từ Product Owner
- Ủy thác trách nhiệm để giúp nhân viên nhanh nhạy hơn trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra
- Đào tạo các thành viên trong nhóm nắm vững kiến thức, biết cách sử dụng phương thức khác nhau để linh hoạt hỗ trợ công việc tốt nhất
- Đồng hành cùng các thành viên, chia sẻ những khúc mắc để nhanh chóng tìm ra được hướng đi phù hợp
Mức lương của Scrum Master có cao không?
Được đánh giá là công việc có mức thu nhập khá cao trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Mức lương sẽ phụ thuộc vào từng quy mô của công ty và kinh nghiệm trình độ của từng Scrum Master mà sẽ có chênh lệch khác nhau:
- Chưa có nhiều kinh nghiệm, mới ra trường: Thu nhập sẽ dao động từ 23 – 40.000.000đ/tháng.
- Có kinh nghiệm chuyên môn từ 2 – 3 năm trở lên: Thu nhập sẽ dao động từ 90.000.000đ/tháng trở lên
- Các vị trí cấp cao, có thâm niên và kinh nghiệm làm việc lâu năm: Thu nhập sẽ lên đến 100.000.000đ/tháng.
=> Bởi thu nhập cao nên thường được các bạn trẻ quan tâm và săn đón rất nhiều. Nhưng để có thể theo đuổi và sở hữu mức lương đáng mơ ước thì cùng tìm hiểu tiếp ở mục phía dưới nhé!
Để trở thành Scrum Master cần có những kỹ năng gì?
Để có thể theo đuổi vị trí này, bạn cần phải rèn luyện và đảm bảo sở hữu những yếu tố dưới đây:
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp?
Trình độ học vấn
- Có chứng nhận Scrum
- Sở hữu bằng đại học quản trị kinh doanh hoặc một lĩnh vực có liên quan
- Am hiểu các kiến thức chuyên ngành có liên quan đến Scrum
- Nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành, mô hình Agile
Kỹ năng cần thiết
Kỹ năng lên kế hoạch
Kỹ năng này sẽ giúp cho Scrum Master có thể biết cách sắp xếp User Story sao cho phù hợp nhất mà không bị lệ thuộc vào các User Story khác.
Kỹ năng tổ chức khoa học
Khi trang bị được kỹ năng tổ chức khoa học sẽ giúp Scrum Master biết cách tổ chức công việc hiệu quả từ: Quản lý backlog đến kiểm soát meeting. Thông thường sẽ đưa ra 3 câu hỏi như:
- Hôm qua đã làm được gì?
- Hôm nay sẽ làm gì tiếp theo?
- Có cần issue gì không?
=> Xác định được vấn đề thì tìm người hỗ trợ để nhanh chóng giải quyết các vấn đề gặp phải tránh mất thời gian
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giúp điều hướng được các dự án, đặc biệt là các dự án phức tạp thì trang bị kỹ năng này sẽ linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp
Thường làm việc với các thành viên trong nhóm và các bộ phận phòng ban khác trong công ty. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Scrum Master trao đổi công việc được hiệu quả và dễ dàng hơn. Các bên sẽ cùng phối hợp công việc ăn ý và nhịp nhàng.
Điểm khác biệt giữa Scrum Master với Project Management
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Project Management và Scrum Master:
So sánh | Scrum Master | Project Management |
Khái niệm | Đây là người sẽ quản lý dự án, giúp chao những người trong một nhóm có thể hoàn thành công việc tốt nhất | Cũng là quản lý nhưng thiên về truyền thống hơn. Thường tập trung vào báo cáo tiến độ theo thời gian nghiêm ngặt đã đề ra |
Mục tiêu | Tập trung hướng mục tiêu sắp xếp và tối ưu quy trình giúp cho nhóm dễ dàng đạt được mục tiêu của họ | Đặt ra tập hợp các mục tiêu, hạn chế để đảm bảo nhóm luôn đi đúng hướng |
Trên đây là những thông tin về chủ đề Scrum Master là gì? Mong rằng với những chia sẻ trên News.timviec giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc này. Nếu bạn muốn theo đuổi nghề Scrum Master hãy tham khảo kỹ bí quyết để trở thành Scrum Master cần có những kỹ năng gì? Chúc bạn thành công!