Kỹ sư MEP là gì? Mức lương có thực sự cao?
Trong lĩnh vực về thiết kế xây dựng sẽ không quá khó để bắt gặp thuật ngữ MEP đặc biệt là những người trong ngành sẽ hiểu. Tuy nhiên, đối với nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về kỹ sư MEP là gì? Họ sẽ làm những công việc gì? Vậy thì cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn nhé!
Kỹ sư MEP là gì?
Kỹ sư MEP là người làm trong hệ thống cơ điện lạnh, được đào tạo bài bản và làm việc tại các dự án, công trình. Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan như: Cấp thoát nước, điện tử, công nghệ thông tin,….trong quá trình làm việc phải đảm bảo hệ thống được hoạt động suôn sẻ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người
Xem thêm: M&E là gì? Tìm hiểu công việc của kỹ sư thiết kế, giám sát hệ thống M&E
Hệ thống mà kỹ sư MEP có thể đảm nhận:
- Hệ thống điện
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống cơ khí: Điều hòa, thông gió
- Hệ thống cấp thoát nước
Kỹ sư MEP thực hiện công việc gì?
Dưới đây mà trách nhiệm công việc của kỹ sư MEP:
Xem thêm: Bỏ túi 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành điện đảm bảo trúng tuyển!
Thiết kế hệ thống MEP
- Dựa vào từng dự án, công trình đảm nhận, kỹ sư MEP sẽ thi công, thiết kế phù hợp, trực tiếp thực hiện lắp ráp các thiết bị như: Nước, điện, cơ khí,….
- Giám sát quá trình thi công diễn ra để đảm bảo đúng kỹ thuật, không xảy ra sai sót
Dự toán đấu thầu
- Dự tính có các chi phí của từng bộ phận như: Nhân công, vật liệu,….
- Đào tạo nguồn nhân lực phát triển hơn để phục vụ thật tốt cho công việc
Tư vấn dịch vụ
- Khi khách hàng có nhu cầu về lắp đặt, thiết kế, kỹ sư MEP sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng những gói dịch vụ phù hợp
- Đưa ra các phương án và lên hợp đồng với khách hàng
- Duy trì thời gian, tiến hành bảo dưỡng hệ thống cho khách
Phối hợp với các phòng ban khác
Để có thể hoàn thành dự án một cách tốt nhất, việc kết hợp với các phòng ban khác, kỹ sư MEP sẽ phải thường xuyên thực hiện dưới sự chỉ đạo của quản lý cấp
=> Ngoài ra còn đảm nhiệm các nhiệm vụ khác như bảo dưỡng hệ thống maintenance, tư vấn khách hàng,….
Mức thu nhập của kỹ sư MEP là bao nhiêu?
Mức lương của kỹ sư MEP sẽ phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm, khả năng làm việc của từng cá nhân mà mức thu nhập sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể:
- Đối với người mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm: Thu nhập sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
- Đối với kỹ sư giàu kinh nghiệm: Thu nhập sẽ dao động trung bình khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng
- Đối với người có thâm niên làm việc lâu, làm ở vị trí cấp trưởng phòng: Thu nhập có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. Thậm còn cao hơn nếu năng lực làm việc tốt
=> So với mặt bằng chung thì kỹ sư MEP là nghề được đánh giá là có mức thu nhập cao. Để cải thiện mức lương cao hơn nữa, bạn cần phải học hỏi và trau dồi để nâng cao năng lực của bản thân.
Để theo đuổi vị trí kỹ sư MEP cần trang bị điều gì?
Ngoài việc trở thành một kỹ sư MEP, để đạt được những thành tựu nhất định thì bạn cần phải đảm tốt những điều sau đây:
Xem thêm: Áp lực công việc: Nguyên nhân, cách thức để có thể vượt qua
Trình độ chuyên môn tốt
Tính chất công việc cần các kiến thức đặc thù, không đơn thuần như những công việc khác, nên cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản qua trường lớp thì mới có thể đảm nhận công việc này. Công việc liên quan trực tiếp đến hệ thống cơ điện tử, lắp đặt hệ thống nên phải có kiến thức và hiểu thì mới có khả năng hoàn thành công việc hiệu quả.
=> Để có thể thành công hơn trong lĩnh vực này, thì việc tìm tòi nghiên cứu, trau dồi thêm các kiến thức cần thiết sẽ là nền tảng vững chắc để bạn thăng tiến trong tương lai.
Chịu được áp lực
Bản chất công việc rất phức tạp và khó khăn, nên các kỹ sư MEP thường phải dành sự tập trung cao độ. Lượng công việc nhiều cùng với sự phức tạp của nó, đôi khi sẽ khiến kỹ sư rất áp lực, nếu không có khả năng cân bằng và chịu được áp lực lớn sẽ gây ra tình trạng stress. Tinh thần làm việc đi xuống dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao.
Nhiệt huyết với nghề
Đam mê chính là yếu tố để bạn nhiệt huyết với nghề, đặc biệt là ở vị trí kỹ sư MEP thì đam mê chính là động lực giúp bạn nhanh chóng vượt qua những khó khăn, thất bại. Hãy dành thời gian ngồi xuống và xác định đâu là công việc thật sự bạn yêu thích và công việc mà bạn lựa chọn có thật sự phù hợp và mang đến cho bạn sự thoải mái hay không?
Nhất là đối với nghề phức tạp như kỹ sư MEP, việc phải đối mặt với những thất bại là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu đủ nhiệt huyết yêu nghề, thì bạn sẽ mau chóng tìm ra hướng giải quyết để vượt qua được những thử thách một cách hoàn hảo nhất
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi: “kỹ sư MEP là gì? Họ làm những công việc gì?” Hy vọng với những chia sẻ của News.timviec sẽ giúp bạn tìm ra sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình. Chúc bạn thành công!