Công tố viên là gì? Vai trò trong tố tụng hình sự như thế nào?
Trong các phiên tòa xét xử, sẽ thấy sự xuất hiện của đại pháp lý thực hiện trách nhiệm truy tố, buộc tội các tội phạm trong các vụ án hình sự đó được gọi là công tố viên. Để hiểu hơn về công tố viên là gì? Vai trò của họ như thế nào trong một phiên tòa. Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Công tố viên là gì?
Công tố viên dựa theo quy định của quốc tế là trưởng đại diện pháp lý trong quá trình truy tố theo hệ thống tố tụng thẩm vấn hoặc tố tụng thông luật. Trong các phiên tòa xét xử, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm truy tố, điều tra, buộc tội một đối tượng cụ thể vi phạm pháp luật. Trong chính phủ, công tố viên sẽ là người thực thi pháp luật, cố vấn pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền và chính phủ,…
Công tố viên sẽ là người đại diện cho lợi ích ích công, đưa ra những chứng cứ, quan điểm để phiên tòa có thể đưa ra mức phạt thích hợp đối với bị cáo hoặc rút lại cáo trạng nếu bị cáo vô tội
Xem thêm: Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên
Vai trò của một công tố viên trong tố tụng hình sự
Trong các vụ án hình sự, đặc biệt là những vụ án nghiêm trọng công tố viên sẽ là người có trách nhiệm rất lớn, dưới đây là một số vai trò điển hình:
Xem thêm: Học luật ra làm gì? Ngành luật có dễ xin việc như bạn nghĩ?
Trong quá trình thi hành án
- Đưa ra các câu hỏi, chứng cứ liên quan đến vụ án trước tòa
- Khi quá trình thi hành án diễn ra tại phiên tòa, công tố viên sẽ có trách nhiệm đọc cáo trạng về quyết định của Viện kiểm sát, đưa ra kết luận của vụ án
- Phát biểu các quan điểm, luận tội giải quyết vụ án
- Khi tòa án không thực hiện được đúng hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, công tố viên sẽ có trách nhiệm yêu cầu tòa phải thực hiện theo đúng quy định
- Kiểm sát bản án, quyết định của tòa án
- Thực hiện tranh luận với những người tham gia tố tụng tại tòa án ( luật sư, bị cáo,…)
Tư cách là Luật sư Nhà nước
- Khi tư cách là luật sư Nhà nước, các công tố viên sẽ có trách nhiệm tham gia tranh luận, dự luật, dự thảo
- Nếu chính quyền địa phương, trung ương có liên quan đến vụ kiện tụng thì công tố viên sẽ là người hướng dẫn chiến lược kiện tụng
Trong hoạt động điều tra
- Sau khi kiểm tra, rà soát tài liệu của vụ án, công tố viên sẽ có trách nhiệm kết luận điều tra
- Có thể thực hiện kiểm sát cá việc như: Đối chất, khám nghiệm tử thi, nhận biết giọng nói, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường,….
- Trong quá trình điều tra, nếu còn những vấn đề chưa rõ ràng, có nhiều sự thiếu sót thì có quyền ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại để bổ sung vào hồ sơ vụ án
- Khi đã đầy đủ thông tin chứng cứ, công tố viên sẽ đi đến kết luận chính xác và luận tội bị cáo
Người bảo vệ nhân quyền
- Công tố viên là người có trách nhiệm bảo vệ lợi ích công, khi tham gia vào giải quyết vụ án sẽ mang vai trò là người bảo vệ nhân quyền
- Đệ trình lên tòa án các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ thiên về bị cáo
- Kiến nghị tòa án áp dụng luật công bằng, không thiên vị
Mức lương của công tố viên là bao nhiêu?
Mức thu nhập của công tố viên sẽ được quy định theo từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay, mức thu nhập của công tố viên được đánh giá là không thấp cũng không hẳn cao, nhưng sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, trau dồi và học hỏi các kiến thức để dễ dàng thăng tiến trong tương lai
Tùy thuộc vào năng lực thì thu nhập trung bình sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng + 25% phụ cấp /tháng. Ngoài ra, là một vị trí thuộc Cơ quan nhà nước, nên công tố viên thường sẽ được hưởng các chế độ và chính sách quyền lợi rất tốt.
Để trở thành công tố viên cần có những yếu tố nào?
Công tố viên là một vị trí được rất nhiều người mong muốn theo đuổi, nhưng để có thể trở thành một công tố viên giỏi, nhưng yếu tố sau đây không nên bỏ qua nhé:
Xem thêm: Công chứng viên là gì? Điều kiện để trở thành công chứng viên
Học vấn
- Đăng ký ứng tuyển vào trường luật và trải qua Bài thi Tuyển sinh Trường Luật (LSAT)
- Để đủ tiêu chuẩn trở thành công tố viên, bạn cần được đào tạo, giáo dục chuyên sâu và nhận bằng cử nhân
Các kỹ năng
Ngoài các trau dồi các kiến thức chuyên môn thì kỹ năng cũng nắm một phần rất quan trọng, dưới đây là các kỹ năng mềm cần được rèn luyện:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng này sẽ giúp các công tố viên trong phiên tòa có thể trình bày rõ ràng về sự việc, đủ sức thuyết phục các thẩm phán. Ngoài ra, do tính chất công việc thường xuyên phải phải tiếp xúc với những người có liên quan đến vụ án như: Nhân chứng, nạn nhân, cơ quan thực thi pháp luật,…nên kỹ năng này cũng hỗ trợ rất nhiều trong công việc.
Kỹ năng thuyết trình
Dựa vào những thông tin chứng cứ, công tố viên vận dụng kỹ năng thuyết trình để thuyết phục thẩm phán về tội danh của bị cáo là vi phạm pháp luật.
Kỹ năng sắp xếp logic
Ở mỗi vụ án khác nhau, công tố viên sẽ có trách nhiệm thu thập các thông tin chứng cứ liên quan, kỹ năng sắp xếp logic sẽ giúp cho quá trình thiết lập lại các sự kiện diễn ra một cách mạch lạc và logic
So sánh giữa công tố viên với luật sư
Có nhiều người không trong nghề, đặc biệt là các bạn trẻ trước khi ứng tuyển cũng thường nhầm giữa công tố viên và luật sư, để hiểu rõ hơn cùng xem so sánh dưới đây nhé:
Giống nhau
Công tố viên và luật sự đều có quyền được xem xét hồ sơ do bên còn lại thu thập và có quyền thu nhập lại các chứng cứ độc lập để trình bày tại tòa án.
Khác nhau
Tiêu chí | Công tố viên | Luật sư |
Mục đích hoạt động | Truy tố đối tượng phạm tội | Bảo vệ người bị buộc tội |
Vị trí trong tố tụng | Tiến hành hoạt động tố tụng | Tham gia hoạt động tố tụng |
Quyền hạn | Có quyền bác bỏ chứng cứ của luật sư Điều tra và truy tố người phạm tội | Chất vấn người làm chứng Khám xét và thu giữ vật chứng |
Thông tin trên đây giải đáp xoay quanh câu hỏi công tố viên là gì? Để trở thành công tố viên cần có những yếu tố nào? Mong News.timviec sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này và nếu đam mê thì đừng ngần ngại theo đuổi nhé. Chúc bạn thành công!