Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội: Chi tiết các năm học
Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội các năm học được dự kiến là không quá 10% so với năm học trước. Cụ thể học phí là bao nhiêu, mời các bạn đọc tiếp bài viết sau nhé!
Giới thiệu chung về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Giới thiệu về Đại học Kiến trúc Hà Nội
Thông tin cơ bản
- Tên trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi Architectural University (HAU)
- Mã trường: KTA
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Liên thông – Liên kết quốc tế
- Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- SĐT: 024.3854 1616
- Website: http://www.hau.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/DHKIENTRUCHN
Lịch sử phát triển
- Ngày 27/10/1924, Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, được quản lý bởi Hiệu trưởng lúc là họa sĩ Victor Tardieu. Ngày 01/10/1926: Ban Kiến trúc trực thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.
- Ngày 22/10/1942: Trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942: Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
- Ngày 22/02/1944: Trường Cao đẳng Kiến trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt.
- Ngày 06/09/1948: Trường Kiến trúc Đà Lạt được tách ra khỏi trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris và hợp nhất vào Viện đại học Đông Dương (sau đó là Viện đại học Hà Nội) với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến trúc.
Đại học Kiến trúc ngày xưa
- Ngày 8/6/1961: Chính phủ cho mở Lớp đào tạo Kiến trúc sư tại đại học Bách khoa. Các lớp sinh viên Kiến trúc khoá 1961, 1962, 1963 được biên chế thành ngành Kiến trúc khoá VI, VII, VIII thuộc Khoa Xây dựng Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
- Năm 1966: Chính phủ quyết định sáp nhập Lớp Đào tạo Kiến trúc sư vào Trường đại học Xây dựng, trở thành Khoa Kiến trúc Đô thị Trường đại học Xây dựng.
- Ngày 17/9/1969: Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định 181/CP, trên cơ sở của ngành Kiến trúc Đô thị tách ra từ Trường đại học Xây dựng, địa điểm tại Hà Đông.
Học phí Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2022 – 2023
Trong năm học này, nhà trường đã dự kiến mức học phí như sau:
- Đối với chương trình chính quy có thời gian đào tạo 4,5 năm: 385.000đ/ tín chỉ
- Đối với chương trình chính quy có thời gian đào tạo 5 năm: 400.000đ/ tín chỉ
Học phí Kiến trúc Hà Nội năm 2021 – 2022
Năm 2021 – 2022 nhà trường không tính gộp các chương trình học mà phân ra thành các ngành chi tiết như sau:
- Khối ngành Công nghệ kỹ thuật là: 435.000 VNĐ/tín chỉ (ngoại trừ Xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ có mức học phí là 432.000 VNĐ/tín chỉ).
- Các chuyên ngành khác như Quản lý dự án xây dựng, Công nghệ đa phương tiện, Quản lý bất động sản có học phí là: 426.400 VNĐ/tín chỉ.
- Nhóm ngành Kiến trúc: 453.000 VNĐ/tín chỉ.
- Ngành thiết kế thời trang: 473.000 VNĐ/tín chỉ.
- Chương trình tiên tiến: 35.000.000 VND/năm.
Học phí Trường Kiến trúc Hà Nội năm 2020 – 2021
Có 2 mức học phí chính được nhà trường quy định:
- Với sinh viên hệ chính quy có thời gian học 4,5 năm: 318.00đ/ tín chỉ
- Với sinh viên hệ chính quy có thời gian học 5 năm: 331.250đ/ tín chỉ
Học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2019 – 2020
Năm học 2019 – 2020 cũng được phân ra làm 2 mức phí:
- Sinh viên theo học chương trình đại trà: 10.600.00đ/ năm
- Sinh viên theo học chương trình chất lượng cao: 49.000.000đ/ năm
Chính sách hỗ trợ học bổng và học phí Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Lễ trao học bổng tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Chính sách hỗ trợ học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị và ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng sẽ được miễn học phí trong một học kỳ và được cam kết đảm bảo việc làm khi ra trường
- 5% số thí sinh đăng ký sớm vào hai ngành nói trên sẽ được miễn phí một học kỳ.
- Cam kết 50% sinh viên của những ngành này có thành tích học tập tốt nhất sẽ được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Tặng 23 suất học bổng cho 23 sinh viên có điểm xét tuyển cao nhất ở mỗi ngành.
- Áp dụng chính sách miễn giảm học phí cho các sinh viên đáp ứng điều kiện theo quy định của Nhà nước
Chính sách học bổng tại trường
- Áp dụng chính sách khen thưởng đối với các sinh viên đạt loại Xuất sắc và Giỏi theo thứ tự danh sách từ trên xuống dưới
- Tuyên dương và khen thưởng đối với các cá nhân đạt giải trong các kì thi cấp Quận, cấp Thành phố
Xem thêm: Học phí Đại học Mở Hà Nội hiện tại là bao nhiêu?
Điều kiện để theo học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đối tượng, điều kiện dự tuyển
- Đối tượng dự tuyển là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đáp ứng các quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển trong tuyển sinh trình độ đại học hiện hành của Bộ GDĐT.
- TS ĐKXT vào các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển V00, H00 phải tham dự kỳ thi năng khiếu năm 2022 do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức.
- TS phải có điểm đáp ứng được ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định
Chính sách ưu tiên: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
- Chính sách ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
- Đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo Mục 3.1.8 của Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (gọi tắt là Đề án tuyển sinh).
- Chỉ tiêu tuyển thẳng tối đa bằng 10% chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.
- Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển tối đa bằng 5% chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.
- Quy trình, thời thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT và thông báo của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Phương thức tuyển sinh
- Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Áp dụng đối với các nhóm ngành/ngành không có môn thi năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển.
- Thi tuyển kết hợp với xét tuyển: Áp dụng đối với các ngành/chuyên ngành năng khiếu (có mã xét tuyển KTA01, KTA02, KTA03, 7210403, 7210404).
Thi tuyển bằng các môn thi năng khiếu kết hợp với kết quả điểm thi một số môn văn hoá của thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT:
- Đối với các nhóm ngành KTA01, KTA02 (tổ hợp xét tuyển V00): Kết hợp thi tuyển bằng môn thi Vẽ mỹ thuật với điểm thi các môn Toán và Vật lý của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Đối với nhóm ngành KTA03 và các ngành 7210403, 7210404 (tổ hợp xét tuyển H00): Kết hợp thi tuyển bằng các môn thi Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu với điểm thi môn Ngữ văn của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT;
- Xét tuyển bằng kết quả học tập của 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT: Áp dụng đối với các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm ngành KTA04, chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng và ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng
- Xét tuyển thẳng: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT và quy định riêng của Nhà trường.
- Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội: Áp dụng cho 15% chỉ tiêu nhóm KTA04 và 15% chỉ tiêu chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
* Nhà trường có sử dụng kết quả miễn thi bài thi Anh Văn để xét tuyển; có bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021; không bảo lưu điểm thi các môn năng khiếu.
* TS trúng tuyển các ngành Kiến trúc, chuyên Xây dựng dân dụng và công nghiệp, nếu có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện về điểm xét tuyển, trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà trường sẽ được tham gia xét tuyển vào các lớp K+ (ngành Kiến trúc) hoặc X+ (chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp).
Điểm xét tuyển của đại học kiến trúc Hà Nội
1. Đối với TS không sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển, điểm xét tuyển (Đxt) được xác định như sau (làm tròn đến hai chữ số thập phân):
Đxt = Đt + Đưt
Trong đó:
- Đt là tổng điểm các môn theo thang điểm 10 trong tổ hợp xét tuyển (đã nhân hệ số môn chính);
Đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển V00, Đt có giá trị lớn nhất là 40 (môn Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2,0); đối với các ngành còn lại, Đt có giá trị lớn nhất là 30.
- Đưt là điểm ưu tiên, được xác định như sau:
Đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển V00, điểm ưu tiên Đưt được xác định như sau: Đưt = (Đkv + Đđt) × 40/30
Đối với các ngành còn lại: Đưt = Đkv + Đđt
Với Đkv, Đđt lần lượt là Điểm ưu tiên theo khu vực và Điểm ưu tiên theo đối tượng, được xác định theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT.
2. Đối với TS sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển, điểm xét tuyển được xác định dựa vào điểm trung bình chung của các môn trong tổ hợp xét tuyển thuộc 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT, như sau (làm tròn đến hai chữ số thập phân):
Đxt = ĐTBmôn 1 + ĐTBmôn 2 + ĐTBmôn 3 + Đưt
Trong đó:
- ĐTBmôn 1, ĐTBmôn 2, ĐTBmôn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (với thứ tự môn được xếp theo quy định ở Mục 1.2 Thông báo này) trong 5 học kỳ đầu tiên bậc THPT, được tính theo công thức sau:
ĐTBmôn = (Đhk1 + Đhk2 + Đhk3 + Đhk4 + Đhk5)/5
với: Đhk1 là điểm của học kỳ 1 lớp 10; Đhk2 là điểm của học kỳ 2 lớp 10; Đhk3 là điểm của học kỳ 1 lớp 11; Đhk4 là điểm của học kỳ 2 lớp 11; Đhk5 là điểm của học kỳ 1 lớp 12;
- Đưt là điểm ưu tiên, được xác định theo điểm a Mục 3.2 của Thông báo này.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
- Đối với các tổ hợp xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên trang thông tin điện tử của Nhà trường tại địa chỉ http://www.hau.edu.vn và trên trang thông tin tuyển sinh của Trường tại địa chỉ http://tuyensinh.hau.edu.vn trước thời gian kết thúc đăng ký dự tuyển ít nhất 10 ngày.
Nếu dùng kết quả thi được bảo lưu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021 để xét tuyển năm 2022, thí sinh phải có điểm xét tuyển của năm 2022 lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của nhóm ngành hoặc ngành mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển của năm tương ứng (năm 2020 hoặc năm 2021). Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh đăng ký các ngành năng khiếu thuộc các tổ hợp xét tuyển V00, H00.
- Đối với các tổ hợp xét tuyển của phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT, để được ĐKXT, TS phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (ĐTBmôn 1 + ĐTBmôn 2 + ĐTBmôn 3) phải lớn hơn hoặc bằng 18,0 điểm;
- Điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển thuộc học kỳ 1 lớp 11 (Đhk3), học kỳ 2 lớp 11 (Đhk4), học kỳ 1 lớp 12 (Đhk5) phải lớn hơn hoặc bằng 5,0 điểm.
- Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn thi năng khiếu
- Các môn thi văn hóa: Theo quy định tại điểm a Mục này.
- Các môn thi năng khiếu:
Tổ hợp xét tuyển V00: Môn Vẽ mỹ thuật gồm hai bài thi Vẽ mỹ thuật 1 (MT1) và Vẽ mỹ thuật 2 (MT2) được chấm theo thang điểm 5.
Điểm môn Vẽ mỹ thuật được tính như sau:
Điểm môn Vẽ mỹ thuật = Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 1 + Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 2.
Điểm môn Vẽ mỹ thuật sau khi nhân hệ số 2,0 phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:
- 8,00 đối với TS thuộc khu vực 1 (KV1);
- 9,00 đối với TS thuộc khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn (KV2, KV2-NT);
- 10,00 đối với TS thuộc khu vực 3 (KV3).
- Tổ hợp xét tuyển H00: Hai môn thi năng khiếu là Hình họa mỹ thuật (H1) và Bố cục trang trí màu (H2) được chấm theo thang điểm 10. Tổng điểm hai môn này không nhân hệ số phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:
8,00 đối với TS thuộc KV1;
9,00 đối với TS thuộc KV2, KV2-NT;
10,00 đối với TS thuộc KV3.
Lưu ý: Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng, điểm năng khiếu tối thiểu được quy định tại Đề án tuyển sinh.
Xem thêm: Học phí Đại học Văn hóa Hà Nội: Thông tin chi tiết mới nhất 2022
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về học phí Đại học Kiến trúc Hà Nội, hy vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình. Ngoài ra, cẩm nang nghề nghiệp còn có các bài viết review về chi tiết về những ngôi trường khác, mời bạn đọc truy cập nhé!