Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là một ngôi trường đặc biệt chỉ đào tạo duy nhất một ngành. Tuy nhiên mỗi năm trường đều thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên.
Giới thiệu chung về trường
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Hiện tại, trường chỉ đào tạo 1 ngành duy nhất là Luật học.
- Tên đầy đủ : TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
- Địa chỉ: Số 59, ngõ 230, đường Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
- ĐT: 0243.358.0467
- Fax:0243.358.0476
- Website: www.hpu.vn
- Email: [email protected]
Xem thêm: Giới thiệu về Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Lịch sử phát triển
- Giai đoạn thứ nhất: Tổ chức và hoạt động của Trường Bổ túc và Đào tạo cán bộ kiểm sát (1970-1981)
- Giai đoạn thứ hai: Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1981-2005)
- Giai đoạn thứ ba: Tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (2005-2013)
- Giai đoạn thứ tư: Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2013 đến nay)
Sứ mạng, tầm nhìn
Sứ mạng
Trường là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; nghiên cứu khoa học; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành Kiểm sát nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Tầm nhìn
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng, Trường đa ngành trong lĩnh vực pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đảm bảo cho người học có kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực học tập nâng cao, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, tận tụy, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu về nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát nhân dân, của các cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức khác.
Tin liên quan
Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu giáo dục
Đào tạo được những con người có phẩm chất công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn; vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm; có đạo đức trong sáng, đủ năng lực, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực pháp luật; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân, nhu cầu xã hội, chiến lược cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ.
Mục tiêu phát triển
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân; đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trường đại học đào tạo có chất lượng của đất nước trong lĩnh vực pháp luật theo định hướng ứng dụng.
Giá trị cốt lõi và Khẩu hiệu hành động
“Kỷ cương – Trách nhiệm – Chất lượng – Tôn trọng – Thân thiện”
- Kỷ cương: Duy trì ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy định của Ngành kiểm sát nhân dân, nội quy, quy chế của Trường.
- Trách nhiệm: Có ý thức, tận tụy với công việc, với đồng nghiệp, với gia đình và bạn bè, với người học, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chất lượng: yếu tố cốt lõi của chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy cao, cơ sở vật chất hiện đại gắn liền với tối ưu hiệu quả trong mọi hoạt động và trên mọi phương diện.
- Tôn trọng: Lắng nghe, trân trọng các ý kiến phản biện khách quan, có cơ sở khoa học của các bên liên quan; tôn trọng, kế thừa, những thành quả đã đạt được và phát huy sáng tạo những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- Thân thiện: Tạo môi trường làm việc, giảng dạy và học tập thân thiện, với thái độ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để cùng đạt mục tiêu đề ra.
Tổ chức bộ máy, biên chế bao gồm:
Lãnh đạo Trường:
Lãnh đạo Trường gồm có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.
Các Hội đồng của Trường
- Hội đồng Trường
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
Các Khoa
Các Phòng chức năng
Các Trung tâm
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng, khoa, trung tâm thuộc Trường đại học do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng Trường đại học và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Biên chế
Biên chế của Trường đại học thuộc biên chế công chức, viên chức của VKSND tối cao do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Trường đại học và thẩm định của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
- Phương thức tuyển sinh
Đại học Kiểm sát áp dụng các phương thức tuyển sinh năm 2022 gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp học bạ THPT với sơ tuyển đối với thí sinh học tại trường THPT chuyên hoặc hệ thống lớp chuyên trực chuyên trực thuộc đại học, thành phố, các tỉnh, trung ương.
- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT kết hợp cùng sơ tuyển các thí sinh trường THPT không phải trường thuộc danh mục quy định trong phương thức 1.
- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ THPT kết hợp với sơ tuyển và điểm chứng chỉ tiếng Anh IELTS học thuật Academic từ 7.0 trở lên.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và sơ tuyển.
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả trên học bạ THPT.
– Sơ tuyển:
+ Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đăng ký, nộp hồ sơ sơ tuyển theo hướng dẫn tại Thông báo sơ tuyển trên website của nhà trường.
+ Thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp phiếu chứng nhận đạt sơ tuyển. Ngay sau khi kết thúc sơ tuyển, VKSND cấp tỉnh gửi danh sách những thí sinh đạt yêu cầu về sơ tuyển (kèm hồ sơ dự tuyển) đến trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
+ Nội dung sơ tuyển: Xem chi tiết ở mục 1.3.1 trong đề án tuyển sinh của trường
– Xét tuyển: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thực hiện các phương thức xét tuyển như sau:
+ Xét học bạ THPT (phương thức 1): Thí sinh có học lực loại Giỏi trở lên cả 3 năm học lớp 10, 11, 12. Trong đó kết quả học tập lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển >= 7.0 điểm.
+ Xét điểm thi THPT năm 2021 (phương thức 2).
Lí do nên lựa chọn trường Đại học kiểm sát?
Cơ ở vật chất đầy đủ
Tuy nằm khá xa với trung tâm thành phố HN nhưng đổi lại, sinh viên của trường được học tập trong môi trường khá đầy đủ cơ sở vật chất. Trường xây dựng tòa nhà giảng đường 9 tầng với khu KTX 11 tầng, đều được trang bị đủ điều kiện cơ sở hiện đại như máy chiếu, máy tính hay điều hòa,…. Ngoài ra, khuôn viên trường còn có nhiều khu vực đẹp để check in và tham gia các hoạt động thể thao.
Chất lượng đào tạo tốt
Là ngôi trường khá đặc biệt khi chỉ tập trung đào tạo duy nhất chuyên ngành Luật học. Chính vì mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành Kiểm Sát Việt Nam, trường luôn chú trọng về phương phương pháp học tập, ưu tiên phát triển tư duy, tích cực vận động , lấy con người làm trung tâm. Sinh viên theo học cũng được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ dưới sự đào tạp của những cán bộ đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Kiểm sát.
Giảng viên đều là những đảng viên tiêu biểu, cũng như có vị trí cao trong bộ máy nhà nước
Trường có nhiều giảng viên đã được tham gia làm việc tại Viện Kiểm sát cũng như có kinh nghiệm thực tiễn trước khi giảng dạy. Giảng viên nhà trường thường xuyên tham gia các buổi đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Học Kiểm sát ra làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Có lẽ rất nhiều bạn đang thắc mắc: Học Kiểm sát ra làm nghề gì? Mức lương bao nhiêu?
News.timviec.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó sau đây:
- Trở thành nhân viên pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp dưới vai trò tư vấn và giải quyết các vấn đề về pháp lý cho công ty.
- Trở thành luật sư làm việc trong các văn phòng luật sư, công chứng.
- Đảm nhận vị trí cán bộ, thanh tra tư pháp trong các cơ quan nhà nước như uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, thành phố,…
- Tự mở văn phòng luật của riêng mình.
- Đảm nhận vị trí kiểm sát viên trong các toà án nhân dân, cơ quan kiểm sát.
Sau khi hoàn thành chương trình đạo tạo, bạn có cơ hội được làm việc tại các cơ quan nhà nước hay làm việc ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đó là niềm mơ ước của bao thế hệ sinh viên nhà trường.
Đối với các bạn chọn theo đuổi con đường trở thành Luật sư thì tùy theo số năm kinh nghiệm mà mức lương của bạn nhận được sẽ khác nhau. Theo một con số thống kê mình tìm được thì mức lương trung bình: 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng. Còn nếu như bạn mong muốn trở thành một kiểm sát viên hoặc công tố viên thì mức lương trung bình của bạn sẽ là 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.
Xem thêm: Hé lộ lương luật sư tại Việt Nam – Nghề luật sư có thực sự giàu?
Trên đây là tổng quan chung về Đại học kiểm sát Hà Nội. Hi vọng bạn đọc sẽ có được thông tin khách quan về trường cũng như lựa chọn hợp lí trước mùa tuyển sinh sắp tới.