QC là gì? Mô tả công việc và kỹ năng nhân viên QC cần có
QC là gì? Công việc của một nhân viên QC sẽ khác gì so với QA. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
QC là gì?
Trong quá trình sản xuất sản phẩm; dịch vụ. Nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm có thể tới gần hơn với người tiêu dùng thì chất lượng cần phải được đảm bảo ở mức tối đa. Do đó, bộ phận QC sẽ thường xuyên phải có sự đánh giá chất lượng của các sản phẩm trước khi tiến hành chào bán ra thị trường. Công việc QC kiểm soát chất lượng thường được tiến hành với quy trình sản xuất sản phẩm để có thể đảm bảo quy chuẩn đầu ra được tốt nhất.
Trong hoạt động sản xuất, quy trình đánh giá; quản lý chất lượng sản phẩm hiện rất đơn giản khi có sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ thông tin. Vì thế, chất lượng của sản phẩm trước khi được xuất xưởng sẽ được kiểm tra ngay từ đầu nhằm giảm thiểu tối đa sai sót.
Có thể thấy, đây là một bước rất quan trọng trong quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp và không thể thiếu để có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngoài QC thì QA cũng là một bộ phận quan trọng khác trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và thường bị nhầm lẫn với QC. Nếu QC chú trọng vào việc kiểm soát quy trình tạo ra sản phẩm thì QA sẽ tập trung vào việc hoạch địch, xây dựng tài liệu để tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm đó.
Nhân viên QC là gì?
Nhân viên QC là những người sẽ làm việc trực tiếp tại nhà máy trong những công đoạn sản xuất của các ngành nghề như: kỹ thuật điện tử, may mặc….. Nhờ có bộ phận này mà các sản phẩm sẽ được kiểm định một cách gắt gao nhằm kịp thời khắc phục các lỗi không đáng có để tránh những thiệt hại về doanh thu cho doanh nghiệp.
Để có thể hạn chế được rủi ro một cách tối đa, các nhân viên quality control sẽ phải kiểm tra, chọn lọc nguyên liệu thật kỹ càng ngay từ khi nhập đầu vào. Vì thế, các ứng viên sẽ cần phải có cho mình hiểu biết tốt về sản phẩm, kỹ năng giao tiếp… để có thể dễ dàng trao đổi với các nhà cung cấp nguyên liệu. Do bộ phận QC là đầu mối để giúp công ty có được kết quả kinh doanh tốt trên thị trường mục tiêu. Vì thế, người làm QC cần phải có tinh thần trách nhiệm rất cao trước những quyết định của riêng mình.
Xem thêm: Công nhân sản xuất là gì? Hiểu đúng công việc công nhân sản xuất trực tiếp là gì
Công việc của nhân viên QC
Kiểm soát chất lượng đầu vào
- Lập thống kê số lượng nguyên liệu đầu vào, phân loại theo chất lượng rồi báo cáo cho quản đốc
- Các nhân viên QC có quyền đình chỉ không sử dụng nguyên vật liệu đưa vào nếu phát hiện những yếu tố kém chất lượng.
- Báo cáo lại cho quản đốc, trưởng ca nếu thấy nguyên liệu đầu vào có vấn đề
Kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho
- Kiểm tra ngẫu nhiên 1 mẫu bất kỳ trong lô hàng hóa chuẩn bị xuất kho. Nếu chất lượng đạt chuẩn theo yêu cầu thì đóng dấu, ký xác nhận
- Nếu lô hàng xuất kho không đảm bảo chất lượng, nhân viên QC được quyền đình chỉ và báo cáo quản đốc xử lý.
Giám sát quy trình sản xuất
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn
- Phân loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật, yêu cầu nhân sự có phương án chỉnh sửa
- Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất
- Làm việc với các phòng ban, bộ phận có liên quan để tìm cách khắc phục các tình huống phát sinh
- Báo cáo lên cấp quản lý nếu trường hợp nằm ngoài khả năng xử lý
Những đầu việc khác
- Đảm bảo các công đoạn bảo quản được diễn ra theo đúng quy trình, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Giám sát nguyên liệu đầu vào, hạn chế tình trạng hao hụt vật tư
- Lập biên bản xử lý nếu công nhân ca làm việc phạm lỗi kỹ thuật nghiêm trọng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty
Mức lương của nhân viên QC hiện nay
Mức lương của một nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay được tính tùy thuộc vào thái độ, kinh nghiệm làm việc trong cv, hiệu quả công việc mà bạn đem lại cho công ty. Tuy nhiên, trình bình bạn có thể nhận được thu nhập từ 7.4 – 8.8 triệu/ tháng. Bên cạnh mức lương cơ bản theo hợp đồng lao động này, các ứng viên sẽ còn được thêm những chế độ đãi ngộ khác nhau như: thưởng sáng kiến, tiền công làm thêm giờ, thưởng hiệu quả công việc….. Mức thưởng này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp cũng như khả năng làm việc của bạn.
Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến của bạn cũng sẽ rất rộng mở. Đối với các nhân viên QC giỏi, khả năng được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận quality control là rất nhanh chóng. Nhiều trưởng bộ phận sau khi đã tích lũy được đủ kinh nghiệm còn có thể được thăng chức lên quản đốc nhà máy, phân xưởng ….. để phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy đó.
Tham khảo: Mức lương giám sát công trình hấp dẫn cho người có kinh nghiệm
Những khó khăn trong nghề quality control
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhân viên QC thường phải kiểm tra sản phẩm theo đúng những yêu cầu của khách hàng. Vì thế, bạn sẽ khó có môi trường để phát triển.
- Vị trí QC hiện nay thường phải tự học hỏi, chưa có một chuyên ngành chính thức đào tạo cho vị trí này
- Đối với nhiều người, khái niệm quality control còn tương đối mơ hồ. Nhiều người chỉ nghĩ rằng công việc của mình là kiểm tra lại chất lượng sản phẩm theo những quy định của khách hàng là đủ. Tuy nhiên các yêu cầu đặc tả này vẫn còn tồn tại những sai sót nhất định.
Kỹ năng cần có của một nhân viên QC
Kỹ năng giám sát
Trong hoạt động sản xuất sản phẩm, các nhân viên QC cần phải kiểm tra trực tiếp từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì thế, nếu như không có kỹ năng giám sát tốt, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua các lỗi kỹ thuật, thậm chí sẽ có những lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty nếu hàng hóa đó được dùng trong mục đích xuất khẩu.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý nhân sự cũng là tiêu chuẩn quan trọng của nghề QC. Một nhân viên kiểm định chất lượng giỏi sẽ cần phải biết được năng suất làm việc của công nhân là bao nhiêu, từ đó sẽ có phương án điều phối, huy động nhân sự để có thể đảm bảo chỉ số KPI, chất lượng sản phẩm được tốt nhất. Nếu có khả năng quản trị tốt thì nhân viên QC sẽ luôn đảm bảo hiệu quả công việc ở mức cao nhất.
Kỹ năng xử lý sự cố nhanh
Trong hoạt động sản xuất, các sai sót phát sinh do những yếu tố chủ quan, khách quan luôn thường trực. Vì thế, các nhân viên QC sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho mọi tình huống như: nguyên liệu đầu vào bị hỏng, quy trình sản xuất gặp lỗi, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn….. Với những tình huống phát sinh này, các nhân viên kiểm định cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, đưa ra các phương án khắc phục nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất ở mức tốt để tránh được thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tham khảo: Cơ hội việc làm vận hành sản xuất mới nhất 2022
Trên đây là những chi tiết về QC là gì. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn hiểu rõ được về vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm ở một doanh nghiệp hiện nay.