Trước thực trạng này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ tăng mức hỗ trợ từ Nhà nước cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo để nhiều người có đủ khả năng tham gia, hạn chế số người đang tham gia nhưng vì không có điều kiện tiếp tục tham gia đã phải dừng đóng, hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền thất nghiệp chuẩn nhất
Hiện người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30%, tương ứng 46.200 đồng/tháng; hộ cận nghèo được hỗ trợ 25%, tương ứng 38.500 đồng/tháng; các đối tượng còn lại được hỗ trợ 10%, tương ứng 15.400 đồng/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội năm 2018 là 25,4 tỷ đồng, năm 2019 là 90,4 tỷ đồng và dự kiến năm 2020 là 170 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.
Theo dự kiến của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và BHXH Việt Nam về kế hoạch tài chính, ngân sách 5 năm giai đoạn 2021-2025, nếu Nhà nước hỗ trợ theo mức đề nghị này thì số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 3,6 triệu người; đến năm 2030 dự kiến đạt 8,9 triệu người.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Nếu thực hiện theo đề xuất tăng mức hỗ trợ, số tiền chi hỗ trợ tăng dần từng năm đến năm 2025 ở mức 1.167 tỷ đồng (chiếm 0,3% chi cho an sinh xã hội) và đến năm 2030 ở mức 3.141 tỷ đồng (chiếm 0,71% chi cho an sinh xã hội).
Bên cạnh nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục chủ động đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng tính hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn nữa cho người tham gia nhằm mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.