CCO là gì và cách để trở thành một CCO chuyên nghiệp
CCO chính là thuật ngữ viết tắt của Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh. Để có thể hiểu rõ hơn về CCO chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé !
CCO là gì?
Chief Customer Officer – CCO là Giám đốc kinh doanh một trong những chức danh lớn nắm vai trò quan trọng trong một công ty, doanh nghiệp. CCO là chức vụ chỉ đứng sau Giám đốc điều hành – CEO. Nếu như, CEO nắm vai trò điều phối mọi hoạt động kinh doanh trong các phòng ban, tổ chức từ quá trình quản lý, xây dựng chiến lược, quản lý sản xuất thì CCO là người điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm tạo nguồn lực phát triển doanh nghiệp bằng chính con số đem về.
CCO không chỉ là một trong những chức vụ đứng đầu mà còn là một cái nghề đòi hỏi phải trải qua một thời gian đào tạo bài bản có hệ thống, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm của mình tất cả đều nhờ vào khả năng điều hành và quản lý của CCO. Bởi vậy, một Giám đốc kinh doanh luôn mang một sứ mệnh củng cố đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất.
Trong thời đại bùng nổ của kinh doanh để có vị thế trên thị trường và được sự ủng hộ của khách hàng là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, CCO nắm vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp.
Tin liên quan – Lương Giám đốc kinh doanh đạt mức cao nhất lên tới 100 triệu
Tầm ảnh hưởng của CCO tới doanh nghiệp
Mang khách hàng đến với doanh nghiệp
Trách nhiệm của một CCO là mang khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng mua của doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi nhuận bằng chính những chiến lược và ý tưởng kinh doanh cho phù hợp để phát triển doanh thu của công ty, doanh nghiệp.
CCO cần có khả năng quan sát và phân tích, kiểm soát được các nguồn tài chính từ nhân viên kinh doanh và khách hàng đem lại. CCO luôn phải sáng tạo, có ý tưởng mới để mang đến cho khách hàng những điều họ mong muốn và quan tâm.
Khách hàng là B2b hay B2c đều là những khách hàng tiềm năng trên những trải nghiệm về sản phẩm và dịch vụ. Họ luôn mong muốn có những sản phẩm, dịch vụ tiện ích là thú vị để có thể tận dụng tối đa mọi chức năng. Khi nhưng CCO không đưa ra những giải pháp đáp ứng được khách hàng sẽ gây thiệt hại lớn. Bởi vậy, CCO phải luôn chứng minh được quyền lực của mình trong doanh nghiệp bằng chính con số thực tế.
Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng
Trong thời đại khách hàng là trọng tâm như hiện nay CCO có khả năng kết hợp mọi dữ liệu khách hàng một cách tổng thể để dễ dàng kiểm soát. Họ cần phải có tầm nhìn của khách hàng, đây chính là cách có thể đi sâu vào lòng khách hàng.
Đảm bảo được khách hàng luôn được quan tâm và trải nghiệm thú vị nhất. Tập trung đến mong mong muốn về nhu cầu của khách hàng dựa trên thông tin thu được sẽ đưa ra những sản phẩm, dịch vụ thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. CCO nắm bắt mọi dữ liệu kinh doanh để đề bạt phương án, chiến lược theo xu hướng nhất.
Tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với đối tác
Điều quan trọng trong nhiệm vụ của một CCO chính là tìm kiếm được các đối tác đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Khai thác tối đa khách hàng trên thị trường. Đưa ra những sự quan tâm đặc biệt để duy trì và phát triển mọi mối quan hệ có lợi. Đây là yếu tố quan trọng khiến CCO là một tổ chức là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp có những đối tác chiến lược vững mạnh.
▶ THAM KHẢO NGAY: BDM là gì? Những vấn đề cần nắm rõ về thuật ngữ Business Development Manager
Những kỹ năng cần thiết để trở thành CCO là gì?
Giám đốc kinh doanh – CCO cần sở hữu các kỹ năng sau:
Chủ động tạo ra giá trị
Thay vì tìm kiếm và phát triển các phân khúc đối với khách hàng thì CCO trong thời đại kỹ thuật số 4.0 hiện nay sử dụng trí tuệ nhân tạo AI tạo ra nhiều khách hàng. CCO phải phát hy hết được những chiến lược thu hút sự quan tâm, sự tin tưởng và giá trị của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Luôn đứng đầu mọi xu thế trên thị trường, dẫn dắt đội ngũ kinh doanh giải quyết được những nhu cầu và thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm. Để đạt được điều này yêu cầu một CCO đủ tâm và đủ tầm.
Nắm được thị trường, chiến lược quản trị
CCO là một nhà lãnh đạo mọi hoạt động kinh doanh sẽ được điều hành dựa trên những nguyên tắc, xu hướng. Thông thạo các thuật ngữ trong ngành quản trị kinh doanh về các chỉ số, sở hữu trí tuệ, chiến lược kinh doanh và đặc điểm của kinh tế trên thị trường.
Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
Đặc thù của công việc cần phải kết hợp với Giám đốc điều hành, giám đốc Marketing, Giám đốc thương hiệu để phát triển chiến lược nên CCO cần có khả năng thuyết trình, giao tiếp. Đặc biệt, làm việc nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp sẽ giúp cho CCO mở rộng được mối quan hệ khách hàng, đối tác hiệu quả hơn.
Biết lắng nghe và thuyết phục
CCO là người bạn tâm lý của khách hàng. Luôn là người lắng nghe tâm sự của khách hàng để thấu hiểu được khách hàng cần gì ở mình và mình cần phải làm gì để khách hàng nhất nhất tin tưởng. Bởi vậy, một CCO cần biết lắng nghe và thấu hiểu chân thành nhất.
Chuyên viên sáng tạo
Kinh doanh khá phức tạp cần sự linh hoạt và sáng tạo để tạo nên những con số. Đây cũng chính là cơ hội và là thách thức của nhiều doanh nghiệp thúc đẩy xây dựng ý tưởng và chiến lược mới luôn luôn bắt kịp thời thế không ngừng cho ra đời nhiều sản phẩm tạo tính năng.
▶ THAM KHẢO NGAY: Ứng tuyển vị trí Giám đốc kinh doanh mức lương hấp dẫn
Với những thông tin được chia sẻ hữu ích trên đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn nắm được ý nghĩa của thuật ngữ CCO là gì và cách để trở thành một CCO chuyên nghiệp. Đây là những kiến thức cơ bản hỗ trợ bạn có thể tiếp cận ngành nghề nên bạn đừng bỏ lỡ thông tin nhé !