Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán được tính như thế nào?
Giá vốn hàng bán là là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn giá vốn hàng bán là gì nhé!
- Lợi nhuận là gì? Vai trò và cách để tăng lợi nhuận bền vững
- Vốn lưu động là gì? Những điều cần biết về loại vốn này
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán trong tiếng Anh được gọi là “Cost of Goods Sold” (COGS) hoặc “Cost of Sales” (COS), nó là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một kỳ hay một năm. Nó là chi phí phát sinh trực tiếp từ quá trình sản xuất hàng hóa, sản phẩm bán ra của các doanh nghiệp. Chi phí này sẽ bao gồm các loại chi phí dùng để tạo nên sản phẩm, ví dụ như chi phí mua nguyên – vật liệu, thuê nhân công, vận chuyển hàng hóa… nhưng không bao gồm các chi phí gián tiếp như chi phí phân phối, lực lượng bán hàng…

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng sẽ có cách định nghĩa giá vốn hàng bán riêng biệt, cụ thể là:
- Đối với các doanh nghiệp thương mại (nhập mặt hàng do đơn vị khác sản xuất về bán), giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí từ lúc doanh nghiệp tiến hành mua hàng cho đến lúc các loại hàng hóa đưa đưa vào kho, ví dụ như: chi phí nhập hàng, vận chuyển hàng, các khoản bảo hiểm – thuế…
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất (tự sản xuất sản phẩm của chính mình), giá vốn hàng bán cũng là tổng hợp của các chi phí tương tự như bên doanh nghiệp thương mại nhưng lại có sự phức tạp hơn một chút vì nó còn bao gồm cả chi phí cho việc mua nguyên – vật liệu, sản xuất, thuê nhân công…
Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu được trong báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cách tính giá vốn hàng bán thường là lấy lợi nhuận gộp trừ đi doanh thu. Giá vốn hàng bán tỷ lệ nghịch với lợi nhuận thuần. Giá vốn hàng bán tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Chính vì vậy, nếu muốn lợi nhuận tăng cao thì các doanh nghiệp thường phải tiến hành giảm giá vốn hàng bán xuống.
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm kiếm việc làm cập nhật liên tục.
Phương pháp tính giá vốn hàng bán
Sau khi bạn đã hiểu rõ giá vốn hàng bán là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính giá vốn hàng bán nhé! Giá vốn hàng bán không chỉ có 1 mà có tới 3 phương pháp tính. Dưới đây là các cách tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất hiện nay để bạn tham khảo!
FIFO (Nhập trước xuất trước)
Cách tính này đặc biệt thích hợp cho các loại hàng hóa có hạn sử dụng hoặc sản phẩm của những cửa hàng đồ điện tử, điện thoại, máy tính… Nó ít được áp dụng với các sản phẩm thuộc cửa hàng bán lẻ/tạp hóa bởi vì việc tính toán các con số, dữ liệu khá phức tạp và rắc rối, chỉ một sơ sẩy khi tính toán là sẽ khiến mọi thứ sai lệch hết.
LIFO (Nhập sau xuất trước)
Phương pháp LIFO này được sử dụng nhiều trong quá khứ nhưng trong những năm gần đây chỉ còn 2 quốc gia vẫn sử dụng nó để tính giá vốn hàng bán, đó là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên tổ chức IASB lại cho rằng cho rằng cách tính này còn nhiều hạn chế và thiếu đi sự chính xác.

►►► Đọc thêm: Những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho người mới ra trường.
Bình quân gia quyền
Cách tính này còn được gọi bằng nhiều tên thay thế khác như “Bình quân di động”, “Bình quân liên hoàn”… Nó hiện là cách tính giá vốn hàng bán được sử dụng nhiều nhất, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường dùng nó để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nó cũng được áp dụng cho hầu hết các ứng dụng phần mềm kế toán hiện nay.
Theo phương pháp bình quân gia quyền này, giá vốn hàng bán được tính như sau:
Công thức: MAC = ( A + B )/C |
Trong đó:
- MAC là giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A là giá trị kho hiện tại trước nhập
- B là giá trị kho nhập mới
- C là tổng tồn
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã bật mí cho bạn định nghĩa giá vốn hàng bán là gì và 3 cách để tính giá vốn hàng bán. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với bạn!
►►► Khám phá: Tuyển tập những thông báo tuyển dụng hấp dẫn nhất cho các ứng viên hiện nay.