Tác phẩm là gì? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn khái niệm tác phẩm là gì nhé!
- Giấy phép lao động là gì? Người lao động cần chú ý những gì?
- Bản sao là gì? Sự khác biệt giữa bản sao và bản chụp
Tác phẩm là gì?
Luật sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam đã giải thích rất rõ ràng về khái niệm tác phẩm là gì. Chúng là những sản phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực nghệ thuật, văn học, khoa học; dù được thể hiện bằng phương tiện gì, dưới hình thức nào đi chăng nữa thì chúng đều được công nhận là tác phẩm đúng nghĩa. Công ước Berne về Bảo hộ quyền tác giả cũng đưa ra khẳng định tương tự.
Ngoài dạng chữ viết thông thường, tác phẩm có thể được thể hiện bằng các ký hiệu đặc biệt như: chữ nổi, ký hiệu tốc ký và các loại ký hiệu tương tự khác mà có thể đem đi sao chép dưới nhiều hình thức khác nhau.
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc 24h cập nhật liên tục cho giới trẻ.
Loại tác phẩm nào sẽ được bảo hộ quyền tác giả?
Tiếp nối phần khái niệm tác phẩm là gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về 1 vấn đề cũng rất được quan tâm, đó chính là những loại tác phẩm nào sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được Nhà nước bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình…
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
- Bài giảng, bài phát biểu… ở dạng ngôn ngữ nói
- Tác phẩm sân khấu bao gồm các loại hình: kịch nói, kịch câm, ca kịch, xiếc, múa…
- Tác phẩm điện ảnh bao gồm các loại: phim truyện, phim khoa học, phim tài liệu, phim hoạt hình…
- Tác phẩm báo chí bao gồm: phóng sự, phỏng vấn, tường thuật, điều tra, bình luận…. trên báo giấy, báo điện tử hoặc các phương tiện tương tự…
- Tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác…
- Tác phẩm kiến trúc bao gồm các loại như: bản vẽ, bản thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt… về các công trình, tổ hợp kiến trúc; không gian, cảnh quan của khu dân cư, khu đô thị…
- Tác phẩm tạo hình gồm các phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục… như tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự khác…
- Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục… có tính năng hữu ích và được sản xuất hàng loạt (bằng tay hoặc bằng máy), ví dụ như các loại hàng thủ công mỹ nghệ, hình vẽ trên bao bì sản phẩm…
- Tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào, có thể là phương pháp điện tử, hoá học, hoặc phương pháp tương tự khác…
- Bản đồ, sơ đồ, bản vẽ… liên quan đến địa hình hoặc các loại công trình khoa học.
- Chương trình máy tính
►►► Đọc thêm: Tuyển tập những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho công việc của bạn.
Các trường hợp đặc biệt
Tác phẩm phái sinh
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Các loại văn bản hành chính, bao gồm văn bản của Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức tương tự khác…
- Khái niệm, nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động…
- Tin tức thời sự với mục đích thuần túy là đưa tin, ví dụ như các thông tin báo chí ngắn hàng ngày chúng ta thường thấy.
Trên đây là bài tổng hợp thông tin về khái niệm tác phẩm. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tác phẩm là gì cũng như nắm được loại tác phẩm nào được và không được bảo hộ quyền tác giả phải không nào? Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Khám phá: Những thông tin đăng tuyển dụng miễn phí cho các ứng viên hiện nay.