Đặt cọc là gì? Một số thông tin liên quan tới đặt cọc
Đặt cọc là việc 1 bên giao tiền/tài sản có giá trị cho bên kia như 1 sự đảm bảo. Đó là cách hiểu đơn giản nhất cho khái niệm đặt cọc là gì.
- Chủ đầu tư là gì: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
- Đấu giá là gì? Sự khác biệt giữa đấu giá và đấu thầu
Đặt cọc là gì?
Đặt cọc có từ đồng nghĩa trong tiếng Anh là “deposit”. Nó là việc một cá nhân/tổ chức giao cho một cá nhân/tổ chức khác 1 khoản tiền hoặc 1 loại tài sản có giá trị cao trong 1 khoản thời gian nhất định. Khoản tiền hoặc món tài sản đó được coi như một sự đảm bảo rằng bên đặt cọc sẽ chắc chắn hoàn thành nhiệm vụ đã ghi trong hợp đồng đối với bên nhận đặt cọc.
Nếu bên đặt cọc làm đúng như những gì đã cam kết thì số tiền/tài sản họ đã đặt cọc sẽ được trả lại hoặc được trừ vào các khoản cần thanh toán. Ngược lại, nếu bên đặt cọc không thực hiện đúng các điều đã ghi trên hợp đồng thì số tiền/tài sản họ đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
►►► Tìm hiểu: Các cẩm nang nghề nghiệp mới nhất cho công việc hiện nay.
Mục đích việc đặt cọc
Bạn đã nắm được đặt cọc là gì, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bản chất của nó. Tại sao người ta lại cần tiến hành đặt cọc?
Mục đích chính của việc đặt cọc đó là đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc cả 2 nhiệm vụ này. Điều này sẽ được 2 bên thỏa thuận kỹ càng trước khi ký hợp đồng đặt cọc.
- Đối với trường hợp thỏa thuận đặt cọc phát sinh trước khi 2 bên thiết lập nghĩa vụ mà họ lại không thỏa thuận với nhau về mục đích của đặt cọc thì mục đích của việc đặt cọc nghiễm nhiên chính là để đảm bảo sự giao kết hợp đồng giữa 2 bên. Bên nào vi phạm thỏa thuận sẽ phải gánh vác toàn bộ hậu quả.
- Đối với trường hợp thỏa thuận đặt cọc phát sinh sau khi hợp đồng đã giao kết thì mục đích chính của việc đặt cọc là để 2 bên thực hiện hợp đồng. Với trường hợp này, thỏa thuận đặt cọc giữa 2 bên bắt buộc phải được lập thành văn bản, nếu chỉ thỏa thuận bằng miệng thì thỏa thuận đặt cọc ấy hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý.
►►► Xem thêm: Cách tạo CV xin việc đánh gục nhà tuyển dụng.
Việc đặt cọc diễn ra khi nào?
Mục đích chính của việc đặt cọc là để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, vì thế hợp đồng đặt cọc thường được lập khi 1 cá nhân/đơn vị muốn mua nhà, thuê nhà, mua đất, thuê nhà… Vì nhu cầu này mà họ sẽ phải bỏ ra 1 khoản tiền đặt cọc để gửi cho bên bán nhà, bán đất hoặc người chủ cho thuê nhà.
Việc đặt cọc bao nhiêu tiền là do 2 bên tự thoả thuận với nhau. Thông thường, tiền đặt cọc sẽ chiếm 10 cho đến 30% giá trị hợp đồng.
Hình thức đặt cọc
Thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc thường được ghi nhận dưới hình thức 1 điều khoản trong hợp đồng hoặc là 1 văn bản riêng cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt là với kiểu đặt cọc để giao kết hợp đồng thì 2 bên bắt buộc phải lập ra thỏa thuận dưới dạng văn bản bởi vì thời điểm họ giao kết thì hợp đồng chưa được tạo ra.
Phương thức xử lý tài sản đặt cọc
Sau khi tìm hiểu xong xuôi về khái niệm đặt cọc là gì cũng như mục đích, hình thức của nó thì chúng ta sẽ khám phá các phương thức xử lý tài sản đặt cọc nhé!
Theo như quy định của pháp luật, chúng ta sẽ có 2 phương thức xử lý tài sản đặt cọc:
+ Nếu hợp đồng được giao kết/thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa các bên thì tài sản đặt cọc sẽ được trở lai cho bên đặt cọc hoặc trừ vào các khoản tiền cần thanh toán giữa 2 bên.
+ Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa các bên thì xử lý theo 2 trường hơp:
- Nếu do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản ấy thuộc về sở hữu của bên nhận đặt cọc
- Nếu do lỗi của bên nhận đặt cọc thì họ phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và bổ sung thêm 1 khoản tiền tương đương giá trị của tài sản đó nữa.
Trên đây là bài viết tổng hợp về khái niệm đặt cọc. Chúng tôi đã giải nghĩa cho bạn đặt cọc là gì đồng thời “bật mí” cho bạn về mục đích, hình thức đặt cọc và cách xử lý tài sản đặt cọc. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Tìm hiểu: Những thông tin việc làm mới nhất hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.