Thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là 1 cái tên, dấu hiệu…để phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp. Nhưng khái niệm thương hiệu là gì không chỉ đơn giản như thế!
- Nhãn hiệu là gì? Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu
- Vay thế chấp là gì? Lợi ích và điều kiện để được vay thế chấp
Thương hiệu là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu… dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Bạn chắc hẳn đã nghe danh những thương hiệu nổi tiếng thế giới như BMW (hãng sản xuất xe hơi danh tiếng của Đức), Apple (“cha đẻ” của điện thoại Iphone và các sản phẩm công nghệ đình đám khác), KFC (hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất nhì hành tinh)…
Nếu giải nghĩa 1 cách đầy đủ và sâu xa hơn, thương hiệu chính là cảm nhận của khách hàng về 1 sản phẩm/dịch vụ hay 1 công ty/doanh nghiệp với đầy đủ những khía cạnh: nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Mối quan hệ ràng buộc giữa thương hiệu và người tiêu dùng được gọi là “brand – consumers relationship và nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp.
►►► Tìm hiểu: Các cẩm nang nghề nghiệp mới nhất cho công việc hiện nay.
Phân loại thương hiệu
Bạn đã hiểu rõ thương hiệu là gì, vậy bạn có biết nó được chia thành mấy loại không? Nếu chưa biết rõ thì đọc tiếp để có câu trả lời nhé!
Thương hiệu thường được chia thành 2 loại chính, đó là:
Thương hiệu doanh nghiệp
Là loại thương hiệu là người ta biết đến thông qua tên của doanh nghiệp.
Ví dụ:
- Unilever (tập đoàn đa quốc gia sản xuất nhiều loạihàng tiêu dùng khác nhau)
- Viettel (Tập đoàn viễn thông quân đội số 1 Việt Nam)
- Vingroup (tập đoàn đa ngành lớn nhất nhì Việt Nam)
Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ
Là loại thương hiệu được người tiêu dùng nhận diện qua các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất.
Ví dụ:
+ Unilever có các sản phẩm nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết, ai cũng sử dụng như: Dầu gội đầu Sunsilk, sữa tắm Lux, xà phòng Lifebouy, kem đánh răng P/S, bột giặ OMO…
+ Tập đoàn VinGroup thì có các thương hiệu sản phẩm nổi danh như:
- VinHomes (Bất động sản)
- VinCom (Hệ thống trung tâm thương mại)
- VinMart, VinMart+ (Chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi)
- VinPearl (Khu nghỉ dưỡng, du lịch và giải trí)
- VinMec (Hệ thống bệnh viện quốc tế)
- VinFast (Ô tô)
►►► Xem thêm: Cách tạo CV xin việc đánh gục nhà tuyển dụng.
Tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là một thứ vô hình, không ai cầm nắm hay nhìn thấy bằng mắt thường được nhưng nó lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, là thành phần không thể thiếu để tạo nên thành công và chỗ đứng cho doanh nghiệp ấy trên thương trường.
Sản phẩm là vật thể hữu hình, chúng ta có thể nhìn ngắm để biết được hình thức bề ngoài của nó hoặc chạm vào để kiểm tra chất lượng. Thế nhưng, nhiều sản phẩm đã vượt ra khỏi mức độ hiểu biết thông thường của chúng ta.
Người ta không còn có thể phân biệt được chúng bằng đặc điểm, tính chất hay công dụng như thông thường thì đó là lúc thương hiệu phát huy tác dụng. Nó sẽ là nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm. Thương hiệu chính là biểu hiện của sự an tâm và tin tưởng của khách hàng đối với 1 sản phẩm.
Chúng tôi sẽ lấy 1 vài ví dụ để bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của thương hiệu nhé!
Ví dụ 1: Vào đầu năm 2018, Q&Me đã thực hiện 1 cuộc khảo sát trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 500 người độ tuổi từ 18 đến 39. Họ được hỏi về dòng xe gắn máy mà họ yêu thích.
Kết quả hơn 74% người tham gia chọn hãng Honda, 19% chọn hãng Yamaha, những hãng còn lại chỉ chiếm khoảng 7%. Điều đó chứng tỏ Honda đã tạo được một thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng.
Ví dụ 2: Trong 1 cuộc khảo sát về độ yêu thích của người dùng đối với Coca Cola và Pepsi, hơn 65% người tham gia chọn Coca Cola. Tuy nhiên, khi có người bịt mắt họ và cho họ uống thử 2 loại nước ngọt có ga này thì hơn 50% lại chọn Pepsi. Trong trường hợp này, thương hiệu đã hoàn toàn áp đảo khía cạnh chất lượng hay mùi vị, bạn thấy chứ?
Chúng ta có thể thấy rằng thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của người mua hàng. Một khi họ đã yêu thích và tin tưởng một thương hiệu sản phẩm nào thì % họ sẽ lựa chọn nó là rất cao. Họ không muốn thay đổi thứ đã quen thuộc với mình và mặc kệ việc sản phẩm khác có thể tốt hơn hoặc ngon hơn thứ họ đang dùng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm thương hiệu. Bạn đã hiểu được thương hiệu là gì và tầm quan trọng của nó thì hãy làm mọi cách để đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp nhé!
►►► Tìm hiểu: Những thông tin việc làm mới nhất hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.