Nhãn hiệu là gì? Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các doanh nghiệp khác nhau. Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về khái niệm nhãn hiệu là gì nhé!
- Vay tín chấp là gì? Ưu – nhược điểm của vay tín chấp
- Vay thế chấp là gì? Lợi ích và điều kiện để được vay thế chấp
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Khi các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu của họ sẽ trở thành độc quyền và được bảo vệ nghiêm ngặt. Những ai có ý muốn copy hay “nhái” theo nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ bị trừng trị theo luật pháp. (Bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm nhãn hiệu là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY).
►►► Tìm hiểu: Các cẩm nang nghề nghiệp mới nhất cho công việc hiện nay.
Phân loại nhãn hiệu
Sau khi nắm được nhãn hiệu là gì, chúng ta sẽ học cách phân loại nhãn hiệu. Nhãn hiệu cũng có rất nhiều cách để phân biệt. Dưới đây là 1 số kiểu phân loại nhãn hiệu thường gặp:
Phân loại dựa vào các yếu tố khi đăng ký bảo hộ
Các yếu tố ấy bao gồm:
- Từ ngữ, khẩu hiệu
- Chữ cái, chữ số
- Hình vẽ hoặc ảnh chụp
- Màu sắc
- Sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên
Phân loại theo mục đích sử dụng
Dựa vào mục đích sử dụng, nhãn hiệu được chia thành 2 loại đó là
- Nhãn hiệu hàng hóa: sử dụng cho các loại sản phẩm, hàng hóa
- Nhãn hiệu dịch vụ: sử dụng cho ngành dịch vụ
Phân loại nhãn hiệu theo tính chất
Đây là kiểu phân loại thường gặp nhất đối với nhãn hiệu. Dựa vào tính chất, nhãn hiệu có thể được chia thành 4 loại sau:
- Nhãn hiệu tập thể: Loại nhãn hiệu có nhiều người cùng sở hữu và sử dụng
- Nhãn hiệu liên kết: Các nhãn hiệu có sự tương đồng/tương tự nhau do có cùng 1 chủ sở hữu. Người chủ sở hữu đã tiến hành đăng ký sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau, vì vậy mới tạo ra loại nhãn hiệu liên kết
- Nhãn hiệu chứng nhận: Loại nhãn hiệu dùng để chứng nhận đặc tính của sản phẩm như: nguồn gốc, nguyên liệu, phương thức sản xuất…
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Loại nhãn hiệu đã có danh tiếng trên thị trường, được nhiều người biết đến.
►►► Xem thêm: Cách tạo CV xin việc đánh gục nhà tuyển dụng.
Các vấn đề liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu
Các doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu của riêng mình thì cần phải chú ý những điều sau:
Điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu
Điều kiện đầu tiên để bạn có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu đó là bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp theo đó, nhãn hiệu của bạn phải đáp ứng được 2 điều kiện cần và đủ sau đây:
- Nhãn hiệu của họ phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,hình ảnh… và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
- Nhãn hiệu ấy có thể giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Cách để đăng ký nhãn hiệu
+ Quyền đăng ký nhãn hiệu
Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, hoặc các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài thường trú hoặc có cơ sở sản xuất tại Việt Nam sẽ trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc thông qua 1 đại diện hợp pháp tại Việt Nam để giúp họ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (cụ thể tại Việt Nam là Cục Sở hữu Trí tuệ).
Trên đây là bài viết đầy đủ và chi tiết về khái niệm nhãn hiệu. Bạn đã nắm được nhãn hiệu là gì, cách phân loại nhãn hiệu và cả cách thức đăng ký nhãn hiệu dành cho các doanh nghiệp nữa. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống nhé!
►►► Tìm hiểu: Những thông tin việc làm mới nhất hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.