Tầm nhìn là gì? Điểm khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn là hình tượng hoặc tiêu chuẩn mà 1 doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Muốn hiểu rõ thêm tầm nhìn là gì thì đọc tiếp nhé!
- Đất thổ cư là gì? Những câu hỏi thường gặp về đất thổ cư
- Vay thế chấp là gì? Lợi ích và điều kiện để được vay thế chấp
Tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì?
Tầm nhìn là việc 1 người suy nghĩ và hoạch định về tương lai thông qua trí tưởng tượng của chính họ. Đối với các doanh nghiệp, tầm nhìn chính là lý tưởng cho tương lai, là 1 hình tượng hoặc tiêu chuẩn mà doanh nghiệp ấy muốn trở thành hoặc đạt được. Các chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có tầm nhìn tốt để xác đinh được con đường phát triển và hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp của mình.
Còn sứ mệnh là nhiệm vụ mà 1 cá nhân hoặc tổ chức đặt ra cho bản thân và nhất định phải hoàn thành. Sứ mệnh là lý do tồn tại của mỗi 1 công ty, doanh nghiệp; nếu không xác định được sứ mệnh cho mình thì các doanh nghiệp không có động lực để tồn tại và phát triển.
Tầm nhìn và sứ mệnh luôn song hành với nhau, chúng tạo thành một “cặp bài trùng” không thể tách rời nhưng cũng có những đặc điểm riêng rất khác biệt. Sứ mệnh tập trung vào hiện tại, mỗi doanh nghiệp cần biết sứ mệnh của mình để biết ngay ngày hôm nay mình cần làm gì để tồn tại.Còn tầm nhìn thì tập trung vào tương lai. Nó là động lực, là nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực bởi nó muốn biến viễn cảnh trong mơ thành sự thực.
►►► Tìm hiểu: Các cẩm nang nghề nghiệp mới nhất cho công việc hiện nay.
Phân biệt tầm nhìn và sứ mệnh
Sau khi đã nắm được 2 khái niệm tầm nhìn là gì và sứ mệnh là gì thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về điểm khác biệt giữa chúng nhé!
Như đã nói ở trên, tầm nhìn và sứ mệnh là một cặp đôi hoàn hảo luôn song hành với nhau. tuy nhiên, chúng lại có những khác biệt tương đối rõ ràng. Hãy nhìn vào bảng so sánh dưới đây để xem chúng có những điểm khác nhau gì:
Tầm nhìn | Sứ mệnh | |
Vai trò | Tầm nhìn giúp bạn xác định được bạn muốn đi xa đến đâu. Nó khẳng định giá trị cũng như mục đích tồn tại của doanh nghiệp. | Sứ mệnh khiến bạn hiểu được cách để đi đến nơi mà bạn muốn. Nó giúp bạn tìm ra mục tiêu cho doanh nghiệp và khẳng định giá trị doanh nghiệp. |
Trả lời cho câu hỏi gì | Tầm nhìn giúp bạn trả lời câu hỏi: “Chúng ta sẽ đi đến đâu? Mục tiêu của chúng ta là phải đi tới nơi nào?”. | Sứ mệnh sẽ cho ta đáp án của câu hỏi: “Chúng ta phải làm gì để thành công? Điều gì giúp chúng ta khẳng định sự khác biệt?”. |
Giá trị về mặt thời gian | Hướng tới tương lai | Tập trung vào hiện tại |
Chức năng | Tầm nhìn cho bạn thấy bạn sẽ ở đâu trong những năm tới. Nó thúc đẩy bạn nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu. Nó cũng khiến bạn hiểu rõ lý do bạn cần làm việc hết mình. | Sứ mệnh giúp doanh nghiệp xác định được những mục tiêu cho mình. Nhờ vào đó, bạn sẽ biêt mình phải làm gì để đi đến thành công. |
Sự thay đổi | Với mong muốn doanh nghiệp phát triển hơn nữa, bạn có thể suy nghĩ đến việc thay đổi tầm nhìn. Thế nhưng hãy nhớ rằng tầm nhìn là động cơ để lý giải về nền tảng của doanh nghiệp. Vì vậy, đừng cố gắng thay đổi tầm nhìn nếu điều đó không thực sự cần thiết. | Người đứng đầu doanh nghiệp có thể thay đổi sứ mệnh cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên họ phải nhớ rằng sứ mệnh phải bám sát tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của khách hàng. |
►►► Xem thêm: Cách tạo CV xin việc đánh gục nhà tuyển dụng.
Tầm nhìn và sứ mệnh, yếu tố nào cần ưu tiên hơn?
Tầm nhìn và sứ mệnh đều quan trọng nhưng liệu bạn có biết khi nào thì 1 trong 2 cái trở nên quan trọng hơn cái còn lại không? Chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời!
- Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, vai trò của tầm nhìn sẽ có chút “nhỉnh” hơn so với sứ mệnh. Họ cần xây dựng tầm nhìn trước, sau đó tầm nhìn sẽ dẫn dắt sứ mệnh và giúp họ đi theo đúng con đường đã hoạch địch trước đó.
- Ngược lại đối với những doanh nghiệp đã thành lập đã lâu, đã xác định rõ sứ mệnh của mình thì đây sẽ là yếu tố dẫn dắt tầm nhìn và toàn bộ phần còn lại của kế hoạch chiến lược cho tương lai của doanh nghiệp.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tầm nhìn là gì, sứ mệnh và tầm quan trọng của mỗi yếu tố. Hãy chú trọng cả 2 điều để doanh nghiệp của bạn luôn đi đúng hướng nhé!
►►► Tìm hiểu: Những thông tin việc làm mới nhất hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.