Hàng nhập khẩu là gì? Vai trò và các hình thức nhập khẩu phổ biến
Hàng nhập khẩu là gì? Hàng nhập khẩu và hàng nội địa khác gì nhau? Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa với nền kinh tế như nào? Tìm hiểu bạn nhé!
- Năng suất là gì? Các tiêu chí đánh giá năng suất người lao động
- Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
Thế nào là hàng nhập khẩu? Hàng nhập khẩu khác gì hàng nội địa
Hàng nhập khẩu: là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài.
Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làm chủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Nam cũng đều phải xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hàng nội địa hóa: là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mang nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc đó là hàng sản xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt Nam nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam.
Với ô tô lắp ráp tại Việt Nam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy hiệu Honda, Yamaha… dù sử dụng nhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứ chưa phải là hàng Việt Nam.
►►► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế
- Vai trò đầu tiên là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, tránh tình trạng khan hiếm bất ổn.
- Hàng hóa nhập khẩu kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
- Khi có nhiều thương hiệu đến từ nhiều quốc gia, tình trạng độc quyền sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
- Hoạt động nhập khẩu còn đóng vai trò như một “cú hích” giúp các doanh nghiệp trong nước không ngừng vươn lên. Khi có sự cạnh tranh từ nhiều phía thì các doanh nghiệp phải luôn đổi mới để phục vụ, giữ chân khách hàng.
- Sự học hỏi lẫn nhau trong cải tiến công nghệ tạo nên mức cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, đồng thời giúp các đất nước “đến sau” kế thừa nhanh chóng, không phải mất quá nhiều chi phí và thời gian.
- Với hình thức xuất nhập khẩu đối lưu, thì nhập khẩu cũng trở thành xuất khẩu. Nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.
Các hình thức nhập khẩu phổ biến
Trực tiếp nhập khẩu
Nhập khẩu trực tiếp được giải thích đơn giản là một doanh nghiệp trong nước trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng thương mại nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài. Quá trình giao dịch hai bên tự thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh, không bị ràng buộc từ bên thứ ba.
Bên mua hàng tự nghiên cứu thị trường, tìm đối tác, ký hợp đồng, trả phí và toàn quyền kinh doanh, bán hàng của mình cho các đơn vị khác trong nước.
Loại hình nhập khẩu này giúp doanh nghiệp mua hàng tiết kiệm được nhiều chi phí. Nắm rõ tình hình giao dịch để có cách xử lý kịp thời. Doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách chân thực, nhanh chóng thích ứng nên dễ dàng định hướng kinh doanh trong tương lai, chủ động được nguồn hàng hơn.
Ủy thác gián tiếp
Hình thức nhập khẩu này phù hợp với các đơn vị mới thành lập, mới thực hiện nhập khẩu những lần đầu còn ít kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, không có nhân sự đủ kinh nghiệm, có vốn nhưng lại không có chức năng nhập khẩu hoặc mặt hàng nhập khẩu mới. Nhập khẩu ủy thác tiếng anh là Entrusted import.
Nhập khẩu ủy thác sẽ do một đơn vị trung gian làm cầu nối giữa đơn vị mua hàng với đối tác nước ngoài. Họ sẽ đứng ra đại diện cho bên mua hàng trong nước để ký hợp đồng kinh doanh nhập khẩu với danh nghĩa của mình (đơn vị được ủy thác nhập khẩu). Mọi chi phí là do chính bên mua hàng chi trả (bên ủy thác).
Lúc này đơn vị nhận ủy thác sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường, giá cả, lựa chọn phương thức giao nhận vận tải phù hợp, hoàn thiện các thủ tục,…Để cuối cùng nhập hàng về đúng thời hạn và đúng yêu cầu trong hợp đồng đã ký với bên ủy thác nhập khẩu.
Thông thường thì bên nhận ủy thác sẽ được trả phí ủy thác khoảng 1% giá trị của tổng hợp đồng nhập khẩu. Con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào mối quan hệ của hai bên và sự thỏa thuận giá.
Giao thương đối lưu
Là một sự trao đổi giữa các mặt hàng được định đồng giá với nhau. Tức khi nhập khẩu một sản phẩm từ nước ngoài, thì doanh nghiệp trong nước thay vì phải trả phí tiền tệ sẽ thanh toán bằng cách xuất khẩu cho họ một lượng hàng hóa khác có giá trị tương đương. Thông thường loại hình nhập khẩu này được các nước đang phát triển áp dụng.
Cụ thể: Caterpillar nhập khẩu 350.000 tấn quặng sắt từ Venezuela. Lúc này, Caterpillar cũng đồng thời xuất khẩu máy xúc sang Venezuela xem như là thanh toán.
Hai hoạt động xuất và nhập này sẽ được thực hiện trên cùng một hợp đồng. Doanh thu sẽ được tính trên cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.
Tái xuất tạm nhập
Tạm nhập tái xuất tức là hàng hóa được nhập vào nhưng không được đưa vào nước tiêu thụ. Mục đích chỉ là hàng nhập khẩu xuất bán thẳng cho bên thứ 3 để thu lợi nhuận.
Hoạt động này đồng thời bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu. Là một phương thức thu ngoại tệ, bởi việc xuất đi sẽ mang về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu đã bỏ ra.
Hình thức này đòi hỏi kỹ kết hai hợp đồng cụ thể. Thứ nhất là hợp đồng mua hàng ký với doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ hai là hợp đồng bán hàng ký với doanh nghiệp nơi sẽ nhập khẩu.
►►► Xem thêm các cẩm nang nghề nghiệp hot hiện nay: Tại đây.